Quan tâm đặc biệt đến dạy và học lịch sử

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Thái Bình đề nghị:

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Ngành Giáo dục nghiên cứu đưa môn Lịch sử vào hệ thống các môn thi bắt buộc, để mỗi công dân sau này phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử trong cơ sở giáo dục phổ thông, thời gian qua Bộ GD&ĐT đã thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

Chỉ đạo các địa phương rà soát, tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, vượt quá yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông; rà soát, xây dựng kế hoạch môn học phù hợp với thực tiễn tại địa phương; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong đó môn Lịch sử được quan tâm đặc biệt và đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Không yêu cầu học thuộc lòng sự kiện và ghi nhớ máy móc; thực hiện thi, kiểm tra để đánh giá năng lực và phẩm chất được hình thành của học sinh theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng kiến thức, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thời sự của đất nước để học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp, trình bày ý kiến cá nhân… 

Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình GDPT 2018 kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Theo đó, giáo dục lịch sử được thiết kế giảng dạy xuyên suốt 3 cấp học: Tiểu học, THCS và THPT. Nội dung giáo dục lịch sử được chú trọng nhằm giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại. Cùng với các môn học khác thuộc nội dung giáo dục Khoa học xã hội, nội dung cốt lõi của môn Lịch sử được tổ chức theo các mạch chính là đại cương, thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương.

Hiện, môn Lịch sử được đưa vào hệ thống các môn thi bắt buộc theo hướng: Từ các Kỳ thi THPT quốc gia những năm vừa qua và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Lịch sử là một trong các môn thi bắt buộc trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi, với số lượng học sinh đăng ký thi nhiều hơn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên. 

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục đề xuất theo tinh thần phân cấp cho các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo hướng giữ ổn định như năm 2020; theo đó, môn Lịch sử là một trong các môn thi bắt buộc trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.