Quan sát lớp học theo phương pháp Học qua dự án

GD&TĐ - Việc 'dự giờ' một lớp học trong suốt giúp phụ huynh hiểu rõ về quá trình, chứng kiến các con làm chủ việc học và phát triển năng lực thực tế.

Mô hình lớp học trong suốt

Trong chuỗi sự kiện "Góp một tiếng nói về đổi mới giáo dục" do trường Phổ thông Liên cấp Song ngữ Maya đồng hành cùng các nhà giáo dục tiến bộ tổ chức, hoạt động "Lớp học trong suốt" (Transparent Classroom) nhận được nhiều sự quan tâm và tham gia của công chúng.

Tại đây, phụ huynh được quan sát trực tiếp từ đầu đến cuối cách vận hành của một buổi học thực tế theo phương pháp "Học qua dự án" (Project-Based Learning) của học sinh Trung học Maya.

lop-hoc-1.jpg

Tại một trong số những “Lớp học trong suốt” này, phụ huynh theo dõi một nhóm học sinh Trung học phỏng vấn đại diện của một đơn vị xã hội về quá trình hỗ trợ người dân tộc thiểu số giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống.

Hoạt động nằm trong dự án cộng đồng “Chung tay hỗ trợ người Mường ở Thạch Thất phát triển kỹ thuật thủ công truyền thống”.

Kế đó, trong một lớp học khác, học sinh vừa thảo luận những tiêu chí quan trọng khi thuyết trình và thực hiện buổi gọi vốn demo cho giai đoạn “Nghiên cứu và Quy hoạch” của dự án cộng đồng "Thành lập tín chỉ Carbon", với sự tham gia của những nhà đầu tư khách mời.

lop-hoc-2.jpg

Trong lớp học của dự án Tự động hoá, nhóm học sinh khác đang phân tích các tính năng cần có của thiết bị đèn, quạt sao cho quản lý hiệu quả và tiết kiệm điện năng; sau đó bắt tay vào thực hành thử nghiệm từng tính năng trên sản phẩm thực tế. Hoạt động nằm trong dự án “Xây dựng hệ thống quản lý thông minh cho các thiết bị điện trong trường Maya”.

Việc "dự giờ" một “Lớp học trong suốt” không chỉ giúp phụ huynh hình dung rõ hơn về quá trình và phương pháp học tập của con mình trong môi trường lớp học hàng ngày, mà còn chứng kiến các con làm chủ việc học và phát triển năng lực thực tế qua mỗi tiết học.

lop-hoc-3.jpg

Cụ thể, trong những tiết học theo phương pháp Học qua dự án của trường Maya, vai trò điều phối chính hoàn toàn thuộc về học sinh. Trong khi đó, thầy cô giáo là những người đồng hành, tạo nên môi trường thuận lợi để khuyến khích các bạn tự học và tiếp thu kiến thức từ thực tế.

Chỉ trong một buổi học, học sinh liên tục trải qua các hoạt động như nghiên cứu, thảo luận, thuyết trình, thực hành và đánh giá. Quá trình này đòi hỏi các bạn không ngừng tư duy, phối hợp cùng nhau để đi đến mục tiêu chung, thay vì chỉ lắng nghe và ghi chép kiến thức từ lời giảng của thầy cô như lớp học truyền thống.

Cái nhìn rõ nét về phương pháp Học qua dự án

Bên cạnh đó, mô hình “Lớp học trong suốt” còn góp phần mang đến một bức tranh thực tế và khả thi về một phương pháp học tập mới đang được nhiều nền giáo dục tiến bộ trên thế giới áp dụng: phương pháp "Học qua dự án".

Học qua dự án cho phép học sinh bắt đầu từ một vấn đề và tìm cách để giải quyết vấn đề ấy, qua đó học được những kiến thức, kỹ năng và năng lực quan trọng cho cuộc sống. Ở Việt Nam, Trường Phổ thông Liên cấp Song ngữ Maya là một trong số những trường học chú trọng và áp dụng thành công phương pháp này trong nhiều năm qua.

lop-hoc-4.jpg

Thay vì cho phép học sinh thực hành các dự án ngắn hạn, học sinh trường Maya được trực tiếp khởi xướng và vận hành những dự án kéo dài xuyên suốt một năm học, hướng đến những mục tiêu thực tiễn và cụ thể.

Ở khối Trung học, mỗi năm, các bạn được tự do lựa chọn một Xưởng thực hành tương ứng với lĩnh vực mà mình yêu thích, như Tự động hoá, Thủ công, Mỹ thuật, Nông nghiệp,...

Sau khi tìm hiểu và phân tích những vấn đề tại địa phương, học sinh sẽ tự cân nhắc đến nguồn lực và năng lực hiện có để đề xuất mục tiêu cho dự án của mình, góp phần giải quyết những bất cập tại cộng đồng và hướng tới phát triển bền vững.

lop-hoc-5.jpg
Học sinh thi công hệ vận động vui chơi tại trường mầm non Hua Kìm (Sơn La) trong dự án “Thiết kế hệ vận động vui chơi cho trẻ em mầm non vùng khó”.

Một số dự án tiêu biểu của học sinh Trung học Maya bao gồm dự án "Bảo tồn kỹ thuật làm gối mặt huyệt truyền thống của người Mường", dự án "Thiết kế hệ vận động vui chơi cho trẻ em mầm non vùng khó", dự án "Sáng tác tranh, tượng về văn hoá các dân tộc Việt Nam",...

lop-hoc-6.jpg
Học sinh học kỹ thuật làm Gối Mặt Huyệt truyền thống trong dự án “Bảo tồn kỹ thuật làm Gối Mặt Huyệt của người Mường ở Thạch Thất”.

Mỗi dự án của học sinh trường Maya đều là kết quả của một quá trình “học thật, làm thật”. Theo cô Phạm Hoài Thu - Người sáng lập trường Maya, mỗi năm học sinh Trung học dành đến tổng số hơn 200 giờ học và thực hành dự án. Sự đầu tư nghiêm túc cả về mặt thời gian và công sức bỏ ra này giúp học sinh rèn giũa những năng lực quan trọng cho đời sống khi trưởng thành.

Cụ thể, chương trình "Học qua dự án" của trường Maya hướng học sinh phát triển theo khung năng lực ME4C - tương ứng với Meta-Learning (năng lực tự định hướng học tập), Ethnics (Đạo đức), Critical Thinking (Tư duy phản biện), Communication (Giao tiếp), Collaboration (Phối hợp), và Creativity (Sáng tạo).

lop-hoc-7.jpg

Trải qua một năm học vận hành tuần tự các bước bao gồm: Phân tích vấn đề và cơ hội, Thiết kế và lập kế hoạch, Thực hiện, Đánh giá, những năng lực này liên tục được thử thách và tôi rèn qua những hoạt động thực tế.

Mặt khác, việc tự tay khởi xướng, làm việc và chứng kiến những tác động tích cực mà dự án của mình đóng góp cho cộng đồng, cũng xây dựng nên lòng tin nội tại cho các bạn trẻ, góp phần đào tạo một thế hệ trẻ năng động, có trách nhiệm và sẵn sàng hành động cho một thế giới tốt đẹp hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Bữa cơm đoàn viên

GD&TĐ - Sắp hết năm, khắp nơi tràn ngập hương vị Tết. Trai, gái, già, trẻ đều tay xách nách mang, mua sắm đồ đạc mang về nhà.

Học sinh cùng phụ huynh Trường Tiểu học Phù Đổng tham gia chương trình “Ngày hội Vui Tết quê em”.

Tết yêu thương, Tết sẻ chia

GD&TĐ - Nguồn quỹ tặng quà Tết cho học sinh khó khăn chủ yếu từ những phong trào kế hoạch nhỏ của trường như nuôi heo đất, giấy vụn, sách báo cũ...