Các quan chức Nga và giới truyền thông đang theo dõi sát sao những người sẽ được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm vào nội các tương lai của ông, Moskva quan sát chặt chẽ quan điểm của họ về viện trợ quân sự cho Ukraine cũng như những bình luận về Tổng thống Vladimir Putin.
Điều này được thực hiện với hy vọng dự đoán một cách sát nhất các chính sách của người đứng đầu Nhà Trắng, khi nhân vật này nổi tiếng khó đoán, sự phát triển của tình hình đã được tờ Washington Post (WP) đưa tin.
Theo ấn phẩm WP, Điện Kremlin đã chính thức giữ quan điểm rất lạnh lùng và chờ đợi mọi thứ liên quan đến chiến thắng của ông Trump, để tìm hiểu xem liệu Tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục lối hùng biện hòa giải trong cuộc bầu cử, hay đi theo sự dẫn dắt của các cơ quan tình báo, trong đó lập trường chống Nga chiếm ưu thế chủ đạo.
Đồng thời truyền thông nhà nước Nga đã nghiên cứu cuộc bầu cử một cách chi tiết và đánh giá những gì diễn ra rất kỹ lưỡng. Hiện tại, các kết luận được đưa ra rất mơ hồ xét từ quan điểm lợi ích của Nga, nhưng có vẻ như đội ngũ và nội các mới của Mỹ sẽ tồi tệ hơn đối với Moskva so với thời ông Joe Biden.
Xu hướng này có thể bắt nguồn từ Giám đốc tình báo quốc gia tương lai - ông Tulsi Gabbard, người chỉ có thiện cảm với Moskva trên danh nghĩa.
Bên cạnh đó là Cố vấn an ninh quốc gia Michael Waltz, người kêu gọi tìm đòn bẩy để đưa ông Putin đến bàn đàm phán và thông qua áp lực.
Các nhà bình luận Nga tỏ ra lạc quan một cách thận trọng về một số nhân vật dự kiến sẽ được bổ nhiệm, hy vọng rằng Đảng Cộng hòa cuối cùng sẽ đưa ra điều mà họ coi là một quyết định “thực tế” đối với Ukraine: buộc Kyiv phải đàm phán hòa bình và giải quyết các vấn đề trong nước.
Nhưng theo tờ WP, rất có thể cả hai bên xung đột sẽ bị ép buộc. Hơn nữa, phản ứng của chính Tổng thống Trump nếu xảy ra tình huống Liên bang Nga từ chối những lời đề nghị bất lợi từ Washington sẽ ra sao.
Ghi nhớ tính khí nóng nảy và khó đoán của nhà lãnh đạo mới của Mỹ, người nhận toàn bộ quyền lực vào năm 2025, Moskva cho rằng không nên mong đợi bất kỳ phản ứng nào theo hướng thay đổi 180 độ trong chương trình nghị sự đối với Nga.
Nghiêm trọng nhất, viễn cảnh Mỹ trả lại tình trạng cường quốc hạt nhân cho Ukraine để ngừng viện trợ quân sự chính là điều Nga cảm thấy lo ngại nhất, khi một người như ông Trump từng nhận xét đề xuất của Kyiv về vấn đề này là "hợp lý".