Châu Âu tìm cách duy trì nguồn cung khí đốt của Nga

GD&TĐ - Việc đoạn tuyệt hoàn toàn với khí đốt của Nga vẫn là điều khó khăn với châu Âu trong giai đoạn hiện nay.

Châu Âu tìm cách duy trì nguồn cung khí đốt của Nga

Liên minh châu Âu bắt đầu đàm phán với Moskva về việc duy trì nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho đến năm 2025, hãng tin Bloomberg cho biết.

Theo ấn phẩm, chủ đề tham vấn là bảo đảm việc trung chuyển nhiên liệu từ Liên bang Nga qua lãnh thổ Ukraine.

Tuy nhiên châu Âu không muốn thừa nhận sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga cho nên họ có ý định thay thế bằng nhiên liệu xanh từ Azerbaijan.

Theo kế hoạch được các quan chức châu Âu đề xuất, Brussels sẽ mua khí đốt từ Baku và đưa đến EU thông qua Nga cũng như Ukraine, dựa trên các kênh hiện có.

Các quan chức châu Âu coi kế hoạch này là một lối thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay.

Nói một cách đơn giản, có thể tiếp tục nhận định rằng Cựu lục địa đã hoàn toàn từ bỏ việc mua khí đốt Nga, nhưng đồng thời không đóng băng và không hủy hoại hoàn toàn nền kinh tế của các quốc gia thuộc khối, vốn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.

Khí đốt Nga vẫn tiếp tục chảy sang châu Âu tương tự như dầu mỏ.

Khí đốt Nga vẫn tiếp tục chảy sang châu Âu tương tự như dầu mỏ.

Đáng chú ý là kế hoạch như vậy cũng được ủng hộ bởi Kyiv, quốc gia này đang “tự hào” khi từ chối các cuộc đàm phán với Moskva về vấn đề tiếp tục trung chuyển nhiên liệu sang châu Âu.

Mặc dù vậy, như tờ Bloomberg lưu ý, hầu như không có lượng khí đốt miễn phí nào ở chính Azerbaijan.

Trong cả năm ngoái, Baku chỉ cung cấp được 12 tỷ mét khối cho châu Âu thông qua Hành lang khí đốt phía Nam.

Con số này ít hơn đáng kể so với khối lượng hàng hóa được thực hiện từ Liên bang Nga khi quá cảnh qua lãnh thổ Ukraine, do vậy EU nhiều khả năng vẫn nhận khí đốt từ Moskva nhưng dưới danh nghĩa hàng hóa từ một quốc gia khác.

Đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đưa khí đốt từ Nga tới Trung Quốc.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ