Quân đội Nga mất hệ thống rải mìn Zemledelie quý hiếm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về việc Quân đội Ukraine phá hủy hệ thống rải mìn Zemledelie của Nga.

Quân đội Nga mất hệ thống rải mìn Zemledelie quý hiếm

Quân đội Nga đã mất một phương tiện quân sự đặc biệt quý hiếm khác, đó là hệ thống rải mìn từ xa mang tên Zemledelie.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine - những người đã phá hủy tổ hợp trên thông báo: "Chiếc xe phóng của hệ thống Zemledelie đã bị phá hủy bằng đạn được thả từ máy bay không người lái".

Bên cạnh đó, theo Ukraine hệ thống phòng không Tor-M1 của Nga cũng đã được "phi quân sự hóa" theo cách tương tự, và nói chung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad và 2 pháo tự hành 2S1 Gvozdika cũng bị phía Ukraine bắn hạ bằng UAV rẻ tiền.

Đây là trường hợp đầu tiên Lực lượng vũ trang Ukraine phá hủy hệ thống Zemledelie được ghi nhận. Quân đội Nga đã sử dụng tổ hợp này kể từ khi bắt đầu cuộc chiến chống lại Ukraine.

Cụ thể, chúng ta có thể đề cập đến việc binh sĩ Nga đã sử dụng hệ thống này để bí mật thiết lập các bãi mìn tại khu vực Kharkiv vào tháng 3 năm 2022. Ngoài ra cũng có thể kể đến trường hợp vào tháng 12 năm 2022, khi quân Nga triển khai Zemledelie theo hướng Zaporizhzhia.

Hệ thống rải mìn từ xa Zemledelie của Nga có vẻ ngoài khá giống pháo phản lực BM-21 Grad.

Hệ thống rải mìn từ xa Zemledelie của Nga có vẻ ngoài khá giống pháo phản lực BM-21 Grad.

Zemledelie (Nông nghiệp) của Nga là một hệ thống khá mới - các thử nghiệm sơ bộ của nó đã được hoàn thành vào năm 2022, và gần như ngay lập tức nó được sử dụng trong thực chiến.

Nhiệm vụ chính của hệ thống là tạo ra các bãi mìn ở khoảng cách từ 5 đến 15 km bằng cách bắn những quả đạn 122 mm (mỗi xe mang phóng tự hành được trang bị hai khối đạn gồm 25 quả rocket dẫn hướng), tới địa điểm cần thiết lập.

Theo giới thiệu, một tổ hợp Zemledelie có khả năng tạo ra các bãi mìn có độ phức tạp khác nhau, bao gồm cả lối đi cho quân tiến công.

Nói chung, một cỗ máy như vậy cho phép bao phủ những khu vực khá rộng bằng mìn, điều này dự báo gây nguy hiểm nghiêm trọng cho dân thường - mặc dù Nga khẳng định mỗi quả mìn đều được trang bị ngòi tự hủy có thể lập trình, cho phép phá hủy các quả mìn sau một thời gian nhất định, nhưng rủi ro vẫn là rất lớn bởi sai số khi triển khai cũng như lỗi của nhà sản xuất.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ