Hàn Quốc lọt top các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hàn Quốc đặt mục tiêu đứng thứ 4 trong số các cường quốc xuất khẩu vũ khí vào năm 2027, và cho đến nay mọi thứ vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch.

Hàn Quốc lọt top các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Hàn Quốc đã cho thấy sự mở rộng mạnh mẽ sang thị trường quốc phòng vào năm 2022 và đã bán được số vũ khí trị giá 17,3 tỷ USD vào năm ngoái, một kỷ lục đối với Seoul.

Tất nhiên một phần đáng kể trong số tiền trên (12,4 tỷ USD) được tạo thành từ các hợp đồng với Ba Lan, khi Warsaw đặt niềm tin vào xe tăng K2, pháo tự hành K9, máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50, cũng như pháo phản lực K239 Chunmoo (tương tự HIMARS).

Tờ New York Times sau khi nghiên cứu số liệu đã cho biết thêm rằng căn cứ vào kế hoạch đã công bố của Seoul đến năm 2027, nước này sẽ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên thế giới.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 2017 - 2021, Hàn Quốc chỉ đứng ở bậc thứ 8 và chiếm 2,8% thị trường vũ khí thế giới.

Nhưng Hàn Quốc đã chứng minh rằng họ có thể đáp ứng nhu cầu về vũ khí một cách nhanh chóng. Minh chứng trực quan là việc chuyển giao những xe tăng K2 và pháo tự hành K9 đầu tiên cho Warsaw chỉ sau 102 ngày kể từ khi hợp đồng được ký kết.

Một con át chủ bài khác của Hàn Quốc là chuyển giao công nghệ, một lần nữa được thể hiện bởi Ba Lan, nước sẽ sản xuất cả phiên bản K2PL và FA-50PL.

Ngoài ra, một ví dụ cực kỳ hùng hồn là Thổ Nhĩ Kỳ và xe tăng Altay của họ. Chiếc MBT trên khó lòng hoàn thiện nếu không có sự tham gia tích cực của Hàn Quốc, khi họ đã tham gia phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất pháo, động cơ và một số hệ thống khác.

Pháo tự hành K9 Thunder là vũ khí "ăn khách" hàng đầu của Hàn Quốc.

Pháo tự hành K9 Thunder là vũ khí "ăn khách" hàng đầu của Hàn Quốc.

Hơn nữa, Hàn Quốc rất có thể trở thành nhà sản xuất chính của các hệ thống pháo binh, thứ mà trong một thời gian dài ở các nước NATO bị coi là vũ khí hạng hai, và chỉ có kinh nghiệm từ chiến trường Ukraine mới cho thấy "thần chiến tranh" chưa thể sớm nghỉ hưu.

Đặc biệt, Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc giai đoạn 2000 - 2021 đã chiếm 55% thị trường xuất khẩu hệ thống pháo tự hành với K9 Thunder, và điều này chưa tính đến việc cung cấp 1.200 đơn vị cho quân đội của chính họ.

Ngoài ra một lần nữa về việc chuyển giao công nghệ, có thể nhớ lại pháo tự hành T-155 Firtina của Thổ Nhĩ Kỳ, được tạo ra theo giấy phép với một số thay đổi nhất định từ K9. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng được cấp phép sản xuất loại pháo tự hành này tại chỗ.

Như vậy Hàn Quốc hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu về hệ thống pháo binh cũng như xe tăng và xe bọc thép hạng nặng nói chung. Tập đoàn Hanwha đã thông báo rằng họ sẽ tăng gấp ba công suất sản xuất vào năm 2024.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ