Quan chức EMP nói sự thật về sức mạnh quân đội Mỹ

GD&TĐ -Theo lãnh đạo lực lượng EMP, cuộc chiến ủy nhiệm Mỹ với Nga tại Ukraine đang làm suy yếu nước Mỹ cả về kinh tế và quân sự.

Lựu pháo M777 được chuyển cho Ukraine.
Lựu pháo M777 được chuyển cho Ukraine.

Tuyên bố được ông David T. Pyne, Phó Giám đốc điều hành Lực lượng Đặc nhiệm về An ninh Quốc gia và Nội địa Mỹ (EMP) đưa ra khi đánh giá về mức độ tác động từ xung đột Ukraine đến nước Mỹ.

Hiện nay, chính quyền Tổng thống Biden đang phải vật lộn để giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan về thiếu đạn dược của Ukraine khi lực lượng của Kiev sử dụng 8.000 quả đạn 155 mm mỗi ngày.

Để giải quyết vấn đề này, Washington đã ký kết một thỏa thuận với Hàn Quốc và Bulgaria để cung cấp đạn dược rất cần thiết cho Lực lượng Vũ trang Ukraine. Ngoài ra, Mỹ hiện đang đàm phán với Nhật Bản về việc cung cấp thêm đạn pháo.

Bên cạnh việc tăng cường cung cấp đạn dược cho Kiev thông qua các đồng minh, Washington cũng sẽ đẩy mạnh sản xuất đạn dược trong nước từ 24.000 lên 90.000 đơn vị trong hai năm tới.

Phó giám đốc David T. Pyne cho biết: "Những quyết định của chính quyền Biden khi vận chuyển hàng triệu quả đạn pháo hạng nặng đến Ukraine và khuyến khích các đồng minh của Mỹ làm điều tương tự đã tạo ra tình trạng thiếu hụt đạn dược.

Khả năng sản xuất đạn dược của NATO thấp hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh do mối đe dọa thông thường gây ra đối với NATO đã giảm đi nhiều cho đến khi bùng nổ xung đột ở Ukraine vào năm ngoái.

Do tình trạng thiếu hụt đạn dược đang diễn ra, chính quyền Biden đã thông báo với Ukraine rằng họ sẽ không thể duy trì mức cung cấp đạn dược này cho đến cuối mùa hè và họ cần chiếm lại càng nhiều lãnh thổ càng tốt từ Nga để củng cố vị thế đàm phán khi đàm phán hòa bình giải quyết với Moscow có thể diễn ra vào cuối năm nay".

Mỹ mất bao lâu để bổ sung kho đạn đã cạn kiệt?

Ông David T. Pyne tiết lộ, Mỹ hiện đang tăng cường sản xuất đạn pháo 155 mm của riêng mình bằng cách xây dựng các nhà máy mới và mở rộng các nhà máy hiện có.

Tuy nhiên, sẽ mất ít nhất từ ​​5 đến 7 năm để bổ sung vào kho đạn pháo hạng nặng 155 mm đang cạn kiệt của Mỹ mà Washington đã gửi tới Ukraine.

"Chính quyền Tổng thống Biden tiếp tục đơn phương giải giáp hàng chục nghìn hệ thống vũ khí hạng nặng quan trọng và hơn 4,4 triệu tên lửa, rocket và đạn pháo hạng nặng của quân đội Mỹ theo báo cáo mới nhất mà tôi được xem", Pyne nói.

Vị phó giám đốc này lập luận rằng việc kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine là đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ nhằm khôi phục hòa bình và ổn định cho châu Âu cũng như cải thiện đáng kể quan hệ với Moscow trong khi ngăn chặn nguy cơ leo thang trước mắt thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Tại sao Bulgaria và Hàn Quốc đồng ý cung cấp đạn dược cho Ukraine?

Việc Bulgaria và Hàn Quốc được cho là đồng ý với yêu cầu của Mỹ dường như là một sự thay đổi ý định do ban đầu họ miễn cưỡng cung cấp vũ khí và đạn dược cho Kiev.

Đặc biệt, Seoul viện dẫn những lo ngại ngày càng tăng về khả năng sử dụng đạn dược của mình trong khu vực xung đột, theo cái gọi là rò rỉ của Lầu Năm Góc.

"Mỹ có ảnh hưởng to lớn ở châu Âu, đặc biệt là với các đồng minh NATO và thậm chí còn hơn thế nữa với Hàn Quốc, quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ để ngăn chặn nguy cơ xảy ra cuộc tấn công của Triều Tiên", Pyne giải thích.

"Rõ ràng, chính quyền Biden đã gây áp lực buộc cả hai chính phủ phải cung cấp thêm đạn dược cho Ukraine.

Xung đột ở Ukraine là do nỗ lực của các chính quyền kế tiếp nhau của Mỹ nhằm cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang Ukraine mà Nga từ lâu đã tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình.

Chìa khóa để chấm dứt xung đột là chính quyền Biden phải từ bỏ rõ ràng mọi nỗ lực tiếp theo nhằm đưa Ukraine vào NATO và ủng hộ một thỏa thuận đình chiến dọc theo các đường kiểm soát hiện tại, quy định tính trung lập vĩnh viễn của Ukraine bên ngoài NATO được đảm bảo bởi Mỹ, Anh và Pháp.

Theo phó giám đốc của Lực lượng Đặc nhiệm EMP, Mỹ và các đồng minh NATO của mình đã bị thiếu hụt đạn dược nghiêm trọng. Ông chỉ ra rằng không thể làm gì trong thời gian tới để tránh thực tế này.

Ông Pyne nhấn mạnh: "Hậu quả của sự thiếu hụt đạn dược này là Mỹ giờ đây có ít khả năng chiến đấu hơn nhiều, chứ chưa nói đến việc giành chiến thắng trong cuộc chiến giữa các cường quốc ở châu Âu, Tây Thái Bình Dương hay Đông Á".

Quân đội Ukraine sử dụng lựu pháo M777 do Mỹ sản xuất tấn công lực lượng Nga.

Vị quan chức này còn chỉ trích việc Washington buộc phải chi tiêu quốc phòng vào cuộc xung đột ở Ukraine.

Ông nói: "Mỹ không có lợi ích an ninh quốc gia khi chuyển viện trợ cho Kiev để giúp nước này xung đột với Nga. Trong khi đó, Ukraine không có cơ hội chiến thắng, bất kể phương Tây sẽ gửi bao nhiêu vũ khí".

"Thật sai lầm khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhầm lẫn lợi ích an ninh của Ukraine với lợi ích của mình.

Mục tiêu đã nêu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là chiếm lại Crimea - đối lập trực tiếp với lợi ích sống còn của chính nước Mỹ: đó là làm mọi thứ có thể để tránh rơi vào một cuộc chiến tranh thế giới không cần thiết với Nga.

Liên bang Nga chỉ là đối thủ vì những chính sách không phù hợp của các nhà lãnh đạo Mỹ".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.