Nga có thể thở phào với câu trả lời của Đức

GD&TĐ -Bộ Quốc phòng Đức vừa có tuyên bố chính thức về việc chuyển giao tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine khiến Nga có thể thở phào.

Tên lửa tàng hình Taurus.
Tên lửa tàng hình Taurus.

Kênh truyền hình Tagesschau của Đức ngày 31/7 dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này cho biết: "Sẽ không có chuyện Berlin chuyển tên lửa tàng hình Taurus cho Không quân Ukraine giống như Anh và Pháp đã làm trước đó với tên lửa hành trình của mình".

Tuyên bố được Đức đưa ra để đáp lại yêu cầu Đại sứ Ukraine tại Đức Alexei Makeev: "Chúng tôi rất mong chờ việc chuyển giao tên lửa Taurus. Tôi hy vọng lần này cuộc tranh luận (về nguồn cung) sẽ không kéo dài như vậy".

Nghị sĩ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo đối lập tại Đức, Đại tá đã nghỉ hưu Roderich Kiesewetter giải thích rằng Đức có 600 đạn tên lửa Taurus. Khoảng 450 quả trong số đó chưa sẵn sàng để sử dụng, nhưng có thể nâng cấp để xuất khẩu sang Ukraine.

Trong khi đó, chính bộ quốc phòng Đức lặp lại việc từ chối cung cấp tên lửa. Bộ trưởng Boris Pistorius nêu rõ rằng sẽ không có việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus. Câu hỏi về lý do đưa ra quyết định này vẫn chưa được trả lời.

Đầu tháng 7, phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết yêu cầu từ chính quyền Ukraine về việc cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev vẫn đang được xem xét.

Giới chuyên quân sự cho rằng, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Đức có thể giúp Nga thở phào nhẹ nhõm vì trước đó Moscow đã tỏ ra quan ngại trước thông tin Taurus có thể được trang bị cho Không quân Ukraine.

Trong bài phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-1 hôm 4/6, ông Dmitry Peskov, Phát ngôn Điện Kremlin đã cảnh báo rằng việc Đức cung cấp những tên lửa tầm xa Taurus sẽ chỉ dẫn đến sự leo thang hơn nữa.

"Bây giờ chúng ta đã thấy rằng cuộc thảo luận bắt đầu về việc chuyển giao, ví dụ, từ Pháp, Đức các tên lửa có tầm bắn từ 500 km trở lên. Đây là một loại vũ khí khác về chất lượng, cuối cùng sẽ dẫn đến một vòng xoáy căng thẳng leo thang khác", ông Peskov nói khi trả lời câu hỏi của nhà báo Pavel Zarubin.

Vào tháng 5, các báo cáo trên các phương tiện truyền thông Đức tiết lộ rằng Ukraine đã gửi yêu cầu đề nghị Berlin cung cấp tên lửa hành trình Taurus có tầm bắn hơn 500 km.

Tên lửa sử dụng hệ thống định vị GPS được hỗ trợ bởi hệ thống khớp đường viền địa hình. Máy ảnh nhiệt tương tự được sử dụng để điều hướng địa hình giúp tên lửa hướng về mục tiêu trong pha tiếp cận cuối bằng cách sử dụng hình ảnh phù hợp.

Taurus có thể so sánh với tên lửa hành trình phóng từ trên không Storm Shadow của Anh-Pháp, mà Vương quốc Anh đã cung cấp cho Ukraine vào đầu tháng 5. Ukraine đã nhận được phiên bản xuất khẩu của Storm Shadow với phạm vi hạ cấp từ 560 km xuống chỉ còn 250.

Nhưng không có phiên bản hạ cấp nào của Taurus, điều đó có nghĩa là nếu đến Ukraine, đây sẽ là phiên bản gốc mà về lý thuyết có thể tấn công tới thủ đô Moscow.

Clip tên lửa Taurus phô diễn khả năng tấn công cực chính xác.

Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ tháng 2/2022. Kể từ đó đến nay, Washington và các đồng minh NATO không ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev.

Moscow nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài xung đột, và các chuyến hàng viện trợ vũ khí đó là mục tiêu hợp pháp để quân đội Nga tấn công.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.