"Quái vật" sinh ra từ siêu bão: Một hiện tượng hoàn toàn mới vừa được phát hiện

Siêu bão hoạt động trên không trung còn có thể gây ra tác động lớn cho đáy đại dương.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học vừa tìm ra một hiện tượng địa chấn mới xảy ra khi một cơn bão mạnh trong lúc vần vũ trên không trung có thể gây ra sự kiện địa chấn dưới đáy biển, một trong số đó mạnh tương đương một trận động đất cường độ 3,5 độ.

"Chúng tôi gọi đó là "bão động đất - stormquakes" - Wenyuan Fan, nhà khoa học khí quyển thuộc Đại học bang Florida (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Trong một mùa bão, những cơn bão dữ dội truyền năng lượng vào đại dương giống như những cơn sóng rất mạnh của đại dương, rồi gây tác động xuống đáy biển với một lực tương tự một trận động đất.

Ảnh minh họa về một cơn bão nhìn từ vệ tinh. Nguồn: NOAA

Ảnh minh họa về một cơn bão nhìn từ vệ tinh. Nguồn: NOAA.

Sự rung chuyển của đáy biển trong một cơn bão lớn có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ, thậm chí là vài ngày, theo nội dung nghiên cứu được đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters (thuộc Hiệp hội Địa vật lý Mỹ).

Nghiên cứu này có được khi Wenyuan Fan và đồng nghiệp của ông xem xét tỉ mì các hồ sơ địa chấn và hải dương học từ năm 2006 đến năm 2019 và tìm thấy mối liên hệ giữa các cơn bão mạnh với hoạt động địa chấn dưới đáy biển khu vực gần rìa của thềm lục địa hoặc bờ đại dương.

"Đứa con" của siêu bão

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng của hơn 10.000 cơn bão mạnh trong nhiều năm ở ngoài khơi New England, Florida, Vịnh Mexico ở Mỹ; cũng như ngoài khơi Nova Scotia, Newfoundland và British Columbia ở Canada.

Bão dữ dội truyền năng lượng vào đại dương giống như những cơn sóng rất mạnh của đại dương, rồi gây tác động xuống đáy biển với một lực tương tự một trận động đất. Ảnh minh họa: Internet

Bão dữ dội truyền năng lượng vào đại dương giống như những cơn sóng rất mạnh của đại dương, rồi gây tác động xuống đáy biển với một lực tương tự một trận động đất. Ảnh minh họa: Internet.

Cơn bão sinh ra từ "ổ bão" Đại Tây Dương có tên siêu bão Bill, mạnh cấp 4 trên thang bão saffir-simpson năm 2009 đã tấn công đảo Newfoundland, kèm theo đó gây ra một loạt sự kiện địa chấn ngoài khơi bờ biển New England và Nova Scotia.

Các cơn bão mạnh như siêu bão Ike năm 2008 (mạnh cấp 4) và cơn bão Irene (mạnh cấp 3) năm 2011 cũng tạo ra những trận "bão động đất" tương tự.

"Vẫn còn nhiều điều chúng tôi phải tìm hiểu về bão động đất. Mối liên hệ giữa bão trên cao và động đất dưới đáy biển được xem là hiện tượng mới mẻ trong các hiện tượng địa chấn xảy ra trên Trái Đất" - tác giả chính cho biết.

Các sóng tần số thấp, giống như các sóng được tìm thấy trong các cơn bão, thường không được thu rõ ràng từ hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, công bố này có thể giải thích tại sao khu vực hiếm động đất như New England lại có những hoạt động địa chấn như vậy, nhà địa vật lý Jonathan Berger của Viện Hải dương học Scripps (Mỹ) cho biết.

Cộng đồng khoa học quốc tế rất ngạc nhiện trước phát hiện của nhóm Wenyuan Fan. "Nghiên cứu này đang đặt nền móng cho việc xây dựng thông tin mới về cách thế giới hoạt động", một nhà khoa học trả lời trên National Geographic.

Thậm chí, nhóm các nhà khoa học Mỹ hy vọng rằng các cơn bão có thể giúp các nhà khoa học trong tương lai hiểu rõ hơn về động lực học đại dương hoặc thậm chí cấu trúc Trái Đất.

Như vậy, khi một siêu bão hình thành, nó không chỉ có tác động khủng khiếp đến con người (đổ bộ đến khu vực có người sống) mà còn gây ra các cơn địa chấn dưới đáy đại dương.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.