Phương Tây thừa nhận tụt hậu thập kỷ khi tên lửa siêu thanh Nga thực chiến

GD&TĐ - Việc sớm đưa tên lửa siêu thanh vào thực chiến ở Ukraine khiến Nga chỉ cần 5 phút để phóng tên lửa tới thủ đô một quốc gia NATO nếu xung đột.

Phương Tây thừa nhận tụt hậu thập kỷ khi tên lửa siêu thanh Nga thực chiến

Các quốc gia thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang tiến triển tương đối chậm trong việc chế tạo vũ khí siêu thanh và phải mất tới vài thập kỷ nữa NATO mới đạt được khả năng này.

Ý kiến ​​này được bày tỏ bởi giám đốc điều hành ứng dụng công nghệ vận tải NATO là ông Kerstin Huber.

“Tôi nghĩ việc này (phát triển vũ khí siêu thanh) sẽ mất thêm 20 năm nữa” - nhà phân tích của phương Tây nhận định.

Trong khi đó, Nga đã sớm biên chế tên lửa siêu thanh Kinzhal, Zircon hay đầu đạn lượn siêu thanh Avangard cách đây vài năm.

Do đó, vào thời điểm này Nga đã có khả năng tấn công siêu thanh vào thủ đô các nước NATO, trong khi phương Tây phải mất 2 thập kỷ nữa mới có thể làm được điều tương tự.

Với tốc độ kinh hoàng, các tên lửa siêu thanh của Nga có khả năng vượt khoảng cách từ Moscow đến Berlin trong khoảng thời gian chưa đầy 5 phút.

Cũng bình luận về vấn đề này, chuyên gia của Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Đức là ông Markus Ziegler cũng cho rằng, phương Tây cũng đã tụt hậu so với Trung Quốc.

Theo tính toán của vị chuyên gia này, mặc dù có khả năng công nghệ kém hơn so với Nga nhưng chuyến bay của một tên lửa như vậy từ Bắc Kinh đến Berlin cũng sẽ chỉ mất khoảng 20 phút.

Trước đó, chính quyền Mỹ đã lên kế hoạch đưa tên lửa siêu thanh vào trực chiến vào năm 2023, nhưng do các vấn đề kỹ thuật, các tên lửa này vẫn chưa đạt được sự thành công trong các cuộc phóng thử nghiệm.

Theo giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ, những loại vũ khí đầu tiên như vậy dự kiến ​​sẽ được nhận không sớm hơn năm tài chính 2025.

Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự Mỹ lại cho rằng, kể cả Lầu Năm Góc cố tình biên chế sớm tên lửa siêu thanh để chạy đua với Nga, nhưng Washington sẽ phải mất tới hàng thập kỷ nữa mới thực sự đạt được khả năng tấn công thực tế bằng tên lửa siêu thanh.

Hiện tại, chỉ có Nga và Trung Quốc là thực sự đã làm chủ được công nghệ siêu thanh và đã đưa tên lửa vào sử dụng.

Ngoài Mỹ, còn có một số quốc gia, trong đó có cả Triều Tiên, đang ở giai đoạn phát triển và thử nghiệm.

Điều thú vị là Lực lượng Vũ trang Nga đã sử dụng tên lửa siêu thanh Kinzhal và Zircon trong Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine.

Việc này đã đưa Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng vũ khí siêu thanh trong một cuộc chiến thực sự.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.