Phương Tây ngầm gửi tín hiệu tới Nga qua Cựu ngoại trưởng Kissinger?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Những tuyên bố của Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger về cuộc xung đột Ukaine được cho là tín hiệu phương Tây gửi tới Nga.

Phương Tây ngầm gửi tín hiệu tới Nga qua Cựu ngoại trưởng Kissinger?

Người phát ngôn của Tổng thống Nga - ông Dmitry Peskov mới đây cho biết, Điện Kremlin sẽ nghiên cứu kế hoạch giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine theo gợi ý từ cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.

“Tài năng, kinh nghiệm và chuyên môn của ông Kissinger luôn được chào đón. Washington đặc biệt có nhu cầu tham vấn trong những tình huống cấp bách như vậy”, Thư ký báo chí của Tổng thống Putin nhấn mạnh.

Ông Peskov nói thêm rằng Điện Kremlin vẫn chưa xem xét kỹ. Tuy nhiên họ có kế hoạch đọc bản đề xuất của Cựu Ngoại trưởng Kissinger, được nêu trong bài viết đăng trên tờ The Spectator.

Trong những thứ khác, tài liệu nói trên đề xuất "kết nối Ukraine với NATO" trong khuôn khổ quá trình đàm phán và tính trung lập được cho là "không còn ý nghĩa".

Nhà ngoại giao tin rằng sau khi kết thúc chiến sự, vấn đề bán đảo Crimea "có thể trở thành một chủ đề thảo luận". Trên lãnh thổ của các chủ thể mới vừa được Nga tuyên bố sáp nhập, ông Kissinger đề xuất "tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý dưới sự kiểm soát quốc tế" một lần nữa.

Tỷ phú Elon Musk trước đó cũng đã đưa ra đề xuất tương tự về một giải pháp hòa bình cho Ukraine. Mặc dù vậy, doanh nhân này vẫn ủng hộ việc chính thức công nhận Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga, đảm bảo nguồn cung cấp nước cho bán đảo và tình trạng trung lập của Ukraine.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết cuộc xung đột Ukraine.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết cuộc xung đột Ukraine.

"Musk linh hoạt hơn trong vấn đề giải quyết xung đột, ông ấy có lẽ nên được xem là một triết gia. Về phần Kissinger, mọi người đều tôn trọng kinh nghiệm của ông ấy, điều đã được chứng minh vào những năm 1970 - 1980, nhưng chỉ có vậy thôi", ý kiến trên do nhà khoa học chính trị người Nga Boris Podoprigora đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ PolitExpert (PE).

“Nếu không có gì khác biệt, tôi sẽ không đánh giá quá cao tầm quan trọng của các đề xuất mà nhà ngoại giao đưa ra. Ông ta đã bị cắt đứt rất rõ ràng khỏi cơ sở chính trị ngày nay tại Mỹ và chỉ được đối xử như một chủ tịch danh dự, không có gì hơn".

"Chính vì vậy, tôi không nghĩ rằng bài báo của Cựu Ngoại trưởng Kissinger sẽ có bất kỳ ý nghĩa thiết thực nào đối với một giải pháp hòa bình”, nhà khoa học chính trị người Nga nói.

Thông qua việc công bố ý kiến nói trên, phương Tây có thể đang nỗ lực đưa ra bước đi thăm dò về chủ đề Nga sẽ phản ứng thế nào trước những đề xuất như vậy. Mỹ đang tin tưởng vào việc Điện Kremlin sẽ bắt kịp một số quan điểm của họ, ông Podopriora nói.

“Nhưng tôi không thực sự tin rằng sẽ có phản hồi chính thức từ Điện Kremlin. Rất có thể họ sẽ nói với ông Kissinger là: 'Cảm ơn sự quan tâm của ông', và thế là xong”, chuyên gia Podoprigora kết luận.

Theo PolitExpert

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ