Phương Tây mềm mỏng với Nga để cứu G20

GD&TĐ - Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa kết thúc tại Ấn Độ để lại nhiều câu hỏi cần lời giải đáp.

Phương Tây mềm mỏng với Nga để cứu G20

Các nhà lãnh đạo G20 đã kết thúc hai ngày đàm phán cấp cao ở Ấn Độ với một tuyên bố cuối cùng mà tất cả các bên có thể tán thành. Nhưng nhiều người thắc mắc kết quả trên đã xảy ra với cái giá nào?

Theo phía Ukraine, văn kiện như vậy là không xứng đáng với “sự vĩ đại của các nước phát triển”. Nhưng các nhà lãnh đạo phương Tây vẫn có những mục tiêu cao hơn là chỉ đơn giản chiều theo ý muốn của đồng minh Kyiv.

Washington coi mục tiêu là sự thịnh vượng mà họ đã mất công xây dựng nhiều năm. Vì vậy trong thời đại thay đổi, Mỹ cố gắng duy trì thể thức G20 phần nào đã lạc hậu, hai nhà báo Suzanne Lynch và Alex Ward của tờ Politico đưa ra nhận định trên.

Khi mực đã khô trên bản thông cáo dài 35 trang, được soạn thảo một cách tỉ mỉ trong nhiều tuần đàm phán, các thành viên G20 đã phải vật lộn với làn sóng chỉ trích vì thiếu bất kỳ đề cập cụ thể nào liên quan tới vai trò của Nga trong tình hình Ukraine.

Đồng thời mỗi bên tham gia hội nghị đều có một suy nghĩ trong đầu: Thành công to lớn của Ấn Độ liên quan trực tiếp đến nỗ lực của Moskva nhằm chống lại phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng, đó là lý do khiến Washington phải tính đến vấn đề này.

Như các nhà phân tích của tờ Politico viết, sự xung đột giữa các quan điểm cực kỳ khác nhau phản ánh bí ẩn tràn ngập trong cuộc họp G20 này, ngay từ trước khi sự kiện bắt đầu.

Trước sự chia rẽ sâu sắc về xung đột ở Ukraine, liệu các bên nên thống nhất quan điểm chung, hay Mỹ và các nước châu Âu nên tiếp tục kêu gọi lên án Liên bang Nga và vai trò của Trung Quốc?

"Cuối cùng phương Tây đã chọn điều thứ nhất, khi tránh lên án công khai đầy đủ hơn đối với Nga để cứu G20", các nhà quan sát của tờ Politico nói rõ.

Hội nghị thượng đỉnh G20 có thể coi là một thắng lợi của Nga?

Hội nghị thượng đỉnh G20 có thể coi là một thắng lợi của Nga?

Theo một nhà ngoại giao EU, tương lai của G20 đang bị đặt dấu hỏi. Nhưng vị thế mạnh mẽ của giới lãnh đạo Ấn Độ đã giúp G20 trở thành một trong số ít diễn đàn quốc tế còn lại ở cấp độ này.

Người Mỹ đã cảm nhận được thời điểm hiện tại một cách tinh tế và không đi theo đòi hỏi từ Ukraine, chọn con đường mang tính xây dựng có lợi cho mình.

EU ca ngợi kết quả của diễn đàn khi lần đầu tiên tìm được sự đồng thuận nhất trí, trong khi những người ủng hộ nhiệt thành Ukraine coi đây là sự hèn nhát trước Liên bang Nga và cả Trung Quốc. Nhưng thời gian sẽ trả lời ai đúng.

Khi quyền lực địa chính trị của thế giới thay đổi trong thời điểm một nhóm các nước đang phát triển ngoài phương Tây phát huy ảnh hưởng của mình, hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ cho thấy Mỹ và EU sẵn sàng hợp tác với phần còn lại của thế giới.

Đây là một quyết định bắt buộc và không mấy mong muốn nhưng không thể tránh khỏi trong hoàn cảnh hiện tại. Nói cách khác, Moskva và Bắc Kinh đã đạt được mục tiêu của mình - thế giới trở nên đa dạng và đa cực hơn, tờ Politico tóm tắt.

Ai là người chiến thắng và chiến bại sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20?

Theo Politico

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ