Phương Tây đang thử nghiệm ngoài chiến trường vũ khí cho tương lai

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiến trường Ukraine theo nhận xét là nơi hội tụ nhiều công nghệ quân sự đỉnh cao của thời đại.

Phương Tây đang thử nghiệm ngoài chiến trường vũ khí cho tương lai

Người phụ trách chuyên mục quân sự của ấn phẩm Washington Post (WP) - nhà báo Max Booth viết rằng trong cuộc chiến Ukraine, nhiều công nghệ đang được thử nghiệm và sẽ được sử dụng trong các cuộc xung đột tương lai.

Phương Tây đang cung cấp ngày càng nhiều loại vũ khí mới và tối tân hơn cho Lực lượng vũ trang Ukraine đồng thời quan sát hiệu quả sử dụng của chúng.

"Các quân nhân trên khắp thế giới đang theo dõi chặt chẽ cuộc xung đột để hiểu rõ hơn về chiến tranh thế kỷ 21. Cần biết rằng họ đang theo dõi quá trình thử nghiệm những công nghệ sẽ trở nên phổ biến và quan trọng hơn trên chiến trường tương lai", ấn phẩm WP cho biết.

Theo nhà báo Mỹ, cuộc xung đột Ukraine là “sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ và chiến thuật, cũ cũng như mới”. Cả hai bên đều sử dụng các cuộc đấu pháo và chiến tranh hầm hào được biết đến từ Thế chiến thứ nhất.

Đồng thời, việc bắn pháo được kiểm soát và điều chỉnh bởi máy bay không người lái sử dụng máy tính có kết nối Internet.

Đề cập đến thực tế chiến trường, chuyên gia Max Booth viết rằng sự phát triển công nghệ cao hiện tại vẫn chưa gây tác động nghiêm trọng đến diễn biến ở tiền tuyến.

Vũ khí siêu thanh, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác của thế kỷ 21 chưa đảm bảo thành công trên chiến trường nếu không sử dụng xe tăng và pháo binh - vốn bị coi là lỗi thời.

Máy bay không người lái được sử dụng rất nhiều trên chiến trường Ukraine.

Máy bay không người lái được sử dụng rất nhiều trên chiến trường Ukraine.

Theo những gì nhà phân tích quan sát được, 90% vũ khí được cả hai bên sử dụng - xe tăng, máy bay, xe bọc thép - đều được tạo ra trong thế kỷ trước. Sự đổi mới có dấu ấn nhất trong cuộc xung đột Ukraine là máy bay không người lái.

"Việc sử dụng các loại UAV trong cuộc chiến ở Ukraine lớn hơn nhiều so với bất kỳ cuộc xung đột nào trước đây. Trên thực tế, nó đã trở thành một cuộc chiến tranh không người lái".

"Công nghệ máy bay không người lái ngày nay đang phát triển nhanh chóng giống như công nghệ hàng không trong Thế chiến thứ nhất, khi Ukraine và Nga tranh giành lợi thế", bài viết nói rõ.

Không chỉ có vậy, tác giả coi cuộc chiến thông tin là một yếu tố quan trọng của chiến trường hiện đại, gây tác động rất lớn đến tâm lý của người lính cũng như tại hậu phương.

"Bất cứ khi nào Quân đội Ukraine đạt được thành công ấn tượng, họ đều nhanh chóng công bố kết quả bằng cách tung ra những đoạn video giành chiến thắng trên mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông".

"Họ là những người tiên phong trong việc sử dụng mạng xã hội để nâng cao tinh thần người dân trong nước và hỗ trợ nỗ lực vận động sự ủng hộ ở nước ngoài", nhà phân tích nói rõ.

UAV cảm tử Lancet của Nga là một trong những loại vũ khí có màn thể hiện thành công nhất.

Theo Washington Post

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Một số trẻ gặp khó khăn trong việc định hướng các mối quan hệ ở trường.

Học sinh Anh nghỉ học tăng nhanh

GD&TĐ - Tiền phạt, nhu cầu sức khỏe và môi trường học tập kém là những nguyên nhân khiến số trẻ em tại Anh nghỉ học ngày càng tăng.
Trường Tiểu học Ngô Quyền lúc tan học. Ảnh: Trúc Hân

Mô hình hiệu quả về an toàn giao thông

GD&TĐ - Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” được các trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum triển khai những năm qua đã nâng cao ý thức cho cả HS và phụ huynh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu

Nghe Trịnh để yêu ngày tới...

GD&TĐ - Những cô gái trong nhạc Trịnh luôn đẹp nhưng không thể chạm, tưởng như trước mắt mà thật xa xôi, nhìn thấy mà vời vợi biết mấy.