Phương pháp mới giúp hệ miễn dịch chống lại ung thư

GD&TĐ -Hệ thống miễn dịch đã phát triển để bảo vệ cơ thể khỏi một loạt các mối đe dọa tiềm ẩn.

Hình minh họa cho thấy một tế bào ung thư được bao quanh bởi các tế bào T miễn dịch tăng cường với một loại virus chống ung thư.
Hình minh họa cho thấy một tế bào ung thư được bao quanh bởi các tế bào T miễn dịch tăng cường với một loại virus chống ung thư.

Trong số này có các bệnh do vi khuẩn, bao gồm dịch hạch, tả, bạch hầu và Lyme, cũng như các bệnh truyền nhiễm do virus gồm cúm, Ebola và Covid-19.

Bất chấp sức mạnh phòng thủ của hệ thống miễn dịch, mối đe dọa vẫn có thể tấn công cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào tự nhiên của cơ thể chuyển sang trạng thái xấu, dẫn đến ung thư. Hệ thống miễn dịch thường tham gia để cố gắng loại bỏ cơ thể các tế bào ác tính. Tuy nhiên, những nỗ lực đó thường bị cản trở khi bệnh tiến triển không được kiểm soát.

Một nghiên cứu mới đã mô tả cách kết hợp giữa liệu pháp miễn dịch và liệu pháp virotherapy, sử dụng virus myxoma. Từ đó, mang lại hy vọng mới cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư kháng thuốc. Virotherapy là phương pháp sử dụng công nghệ sinh học để chuyển đổi virus thành tác nhân điều trị, bằng cách lập trình lại virus để điều trị bệnh.

Trong nghiên cứu mới trên tạp chí Cancer Cell, các tác giả Grant McFadden, Masmudur Rahman và đồng nghiệp đã đề xuất một cách điều trị mới, bao gồm sự kết hợp của hai phương pháp. Nghiên cứu mô tả cách liệu pháp virotherapy có thể hoạt động cùng với các kỹ thuật trị liệu miễn dịch hiện có. Nhờ đó, tăng cường năng lực miễn dịch để nhắm mục tiêu và tiêu diệt tế bào ung thư một cách hiệu quả.

Virus oncolytic đại diện cho một con đường mới thú vị của liệu pháp điều trị ung thư. Những loại virus này có khả năng đáng chú ý trong việc săn lùng và tiêu diệt tế bào ung thư. Trong khi đó, virus không gây ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh. Đồng thời, tăng khả năng nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch.

Một loại virus như vậy - myxoma, là trọng tâm của nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các tế bào T bị nhiễm virus myxoma có thể gây ra một dạng chết tế bào ung thư chưa từng thấy trước đây.

Hình thức phá hủy tế bào này có thể đặc biệt hữu ích trong việc chống lại các khối u rắn. “Công trình này khẳng định tiềm năng to lớn của việc kết hợp liệu pháp virotherapy với liệu pháp tế bào để điều trị các bệnh ung thư khó chữa hiện nay”, nhà khoa học McFadden cho biết.

Nghiên cứu mới nhấn mạnh khả năng của liệu pháp miễn dịch khi nó được kết hợp với liệu pháp virotherapy để phá vỡ bức tường kháng ung thư, đặc biệt là sử dụng các tế bào T được trang bị myxoma. Myxoma có thể nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư trực tiếp.

Theo MedicalXpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ