Phương hướng, nhiệm vụ đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh ban hành văn bản số 531/BC-SGDĐT báo cáo đánh giá công tác đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Phương hướng, nhiệm vụ đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục

Theo văn bản này, thời gian tới, toàn Ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Các đơn vị tổ chức quán triệt đầy đủ đến tận cán bộ, giáo viên và học sinh nội dung Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT; xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng năm học để triển khai thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; đa dạng hóa các hình thực giáo dục, học tập cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trường học; thực hiện tốt việc tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục, truyên truyền vào các môn học một cách phù hợp, linh hoạt.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, tăng cường hơn nữa vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn, Hội, Đội,… trong trường học về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ nhà giáo gắn với tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chị thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết 04-NQ/TW (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị Quy định một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.

Tăng cường công tác phối hợp với các ngành liên quan để mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, hành vi, thói quen đảm bảo ATGT, an toàn phòng chống cháy nổ, cứu nạn cứu hộ; quan tâm giáo dục kĩ năng bơi lội cho học sinh; làm tốt công tác tư vấn học đường. Có các giải pháp hữu hiệu hạn chế tối đa tình trạng học sinh bị đuối nước, tai nạn giao thông.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học có tổ chức bữa ăn bán trú. Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở GDMN, đặc biệt là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn. Kịp thời phát hiện, khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn trong trường học (CSVC, trang thiết bị, hóa chất hay do cây trồng, vật nuôi không an toàn).

Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách công tác HSSV; chính trị, tư tưởng, văn hóa, thể dục, thể thao và y tế trường học. Quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với HSSV.

Rà roát tổng thể cơ sở vật chất trường học; loại bỏ các công trình không đảm bảo chất lượng, thiếu an toàn; thanh lý hóa chất hết niên hạn sử dụng, thiết bị, đồ chơi của trẻ em không hợp quy, hợp chuẩn để xây dựng kế hoạch xây dựng, cải tạo, sữa chữa và mua sắm bổ sung; việc xây mới, cải tạo, sửa chữ các công trình trường học cần tuân thủ các yêu cầu của thiết kế trường học, đáp ứng mục đích và tính đặc thù của đối tượng sử dụng, mua sắm thiết bị, đồ chơi phải đảm bảo hợp quy, hợp chuẩn. Tham mưu chính quyền các cấp bố trí kinh phí đầu tư, thay thế cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị, cơ sở giáo dục, nhất là thanh tra trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng, người đứng đầu về các nội dung: thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo; quy tắc ứng xử trong trong học; các điều kiện đảm bảo trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học có tổ chức ăn bán trú cho học sinh. Kiên quyết xử lý, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật các đơn vị, cơ sở giáo dục và cá nhân vi phạm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ