Phương án “điểm sàn” vào các trường y dược từ 18 đến 21 điểm

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Sau khi nghe Vụ Giáo dục Đại học, thường trực Hội đồng báo cáo kết quả phân tích điểm thi của Kỳ thi THPT quốc gia và ý kiến thảo luận của các thành viên tham dự, Hội đồng kết luận như sau:

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Y khoa là 21 điểm, áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển;

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Răng - Hàm - Mặt là 21 điểm, áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển;

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Y học cổ truyền là 20 điểm, áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Dược học là 20 điểm, áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành Y học dự phòng, Hộ sinh, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng là 18 điểm, áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy năm 2019 đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp CCHN là mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của thí sinh thi THPT quốc gia ở khu vực 3 đối với mỗi tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn/bài thi.

Cơ sở xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy nám 2019 đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp CCHNbao gồm:

Kết quả thi của thí sinh và yêu cầu về chất lượng đối với nguồn tuyển; chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy năm 2019 đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp CCHN; chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh.

Hội đồng kiến nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét quyết định ban hành ngưỡng đảm bảo chất lượng đẩu vào tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy năm 2019 đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp CCHN để làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo thực hiện việc xét tuyển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Bản cam kết ở Làng Nủ

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Xuân Khang được biết đến là người thầy đầu tiên đã nhận nuôi toàn bộ số cháu nhỏ còn sống sót sau trận lũ quét ở Làng Nủ hôm 10/9/2024.