Phục dựng chân dung "ma cà rồng" thế kỷ 18

GD&TĐ - Dựa vào bằng chứng ADN, các nhà khoa học đã tạo ra hình ảnh phục dựng của một người đàn ông được cho là ma cà rồng sống trong thế kỷ 18.

Chân dung phục dựng của người đàn ông bị cho là ma cà rồng. Ảnh: Parabon Nanolabs.

Chân dung phục dựng của người đàn ông bị cho là ma cà rồng. Ảnh: Parabon Nanolabs.

Cuối thế kỷ 18, một người đàn ông được chôn cất ở Griswold, Connecticut, với phần xương đùi đan chéo nhau. Tư thế này cho biết người dân địa phương nghĩ rằng người chết là ma cà rồng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu biết rất ít về chủ nhân ngôi mộ. Hơn 200 năm sau, bằng chứng ADN mới hé lộ hình dáng của người đàn ông này.

Sau khi thực hiện phân tích ADN, các nhà khoa học thuộc công ty công nghệ DNA Parabon NanoLabs và Phòng thí nghiệm Nhận dạng DNA của Lực lượng Vũ trang (AFDIL), một phần của Hệ thống Giám định y tế Lực lượng vũ trang Mỹ, kết luận vào thời điểm qua đời, người đàn ông (được gọi là JB55) khoảng 55 tuổi và chết vì bệnh lao.

Sử dụng phần mềm phục dựng khuôn mặt 3D, họa sĩ pháp y xác định JB55 nhiều khả năng sở hữu làn da trắng, mắt màu nâu hoặc nâu hạt dẻ, tóc nâu hoặc đen và có tàn nhang.

Dựa vào vị trí chân và hộp sọ trong ngôi mộ, nhóm nghiên cứu nghi ngờ thi thể đã bị thiêu hủy và cải táng, một tập tục gắn với niềm tin rằng người chết là ma cà rồng. Trong lịch sử, những người mắc bệnh lao từng bị cho là ma cà rồng.

Hài cốt được tìm thấy với phần xương đùi bị tháo rời và xếp chéo trước ngực. Ảnh: MDPI, Basel, Thụy Sĩ.

Hài cốt được tìm thấy với phần xương đùi bị tháo rời và xếp chéo trước ngực. Ảnh: MDPI, Basel, Thụy Sĩ.

Ellen Greytak, giám đốc thông tin sinh học tại Parabon NanoLabs cho biết: “Hài cốt được tìm thấy với phần xương đùi bị tháo rời và xếp chéo trước ngực. Người xưa quan niệm cách này khiến họ không thể đi lại và tấn công người sống”.

Để thực hiện các phân tích, các nhà khoa học bắt đầu bằng cách lấy mẫu ADN từ bộ xương của người đàn ông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những chiếc xương có tuổi đời hơn hai thế kỷ là một thách thức lớn.

Greytak cho biết: “Khi xương trải qua nhiều năm, chúng sẽ bị phân hủy và vỡ thành nhiều mảnh theo thời gian. Ngoài ra, ADN từ vi khuẩn, nấm và các tạp chất khác trong môi trường cũng lẫn vào mẫu vật”.

Trong giải trình tự bộ gen truyền thống, các nhà nghiên cứu cố gắng giải trình tự từng đoạn trong bộ gen người 30 lần, gọi là độ phủ 30X. Trong trường hợp xác chết của JB55 đã bị phân hủy, việc giải trình tự chỉ đạt độ phủ khoảng 2,5 lần. Để bổ trợ, các nhà nghiên cứu lấy mẫu ADN của một cá nhân chôn cất gần đó, người được cho là họ hàng của JB55. Những mẫu đó thậm chí có độ phủ còn kém hơn là khoảng 0,68X. Bởi vậy, nhóm nghiên cứu nhận định họ có thể là anh em họ.

Bộ hài cốt JB55 được trưng bày tại Bảo tàng Y tế và Sức khỏe Quốc gia ở Silver Spring, Maryland. Ảnh: TECH. SGT. ROBERT M. TRUJILLO.

Bộ hài cốt JB55 được trưng bày tại Bảo tàng Y tế và Sức khỏe Quốc gia ở Silver Spring, Maryland. Ảnh: TECH. SGT. ROBERT M. TRUJILLO.

Hài cốt của “ma cà rồng” được khai quật từ năm 1990, được gọi là JB55 theo văn bia ghi trên quan tài. Vào năm 2019, các nhà khoa học pháp y đã lấy mẫu ADN và rà soát cơ sở dữ liệu phả hệ. Họ kết luận JB55 là người đàn ông tên John Barber, một nông dân nghèo chết vì bệnh lao. JB55 chính là tên viết tắt và tuổi của ông khi qua đời.

Các nhà nghiên cứu sẽ công bố những phát hiện cùng kết quả phục dựng khuôn mặt của người đàn ông tại Hội nghị chuyên đề quốc tế về nhận dạng con người (ISHI), diễn ra từ ngày 31/10 đến 3/11 tại Washington, DC.

Theo Live Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...