“Phụ nữ, giới và sức khỏe sinh sản”

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Báo cáo đề dẫn của Hội thảo nêu rõ, sức khỏe sinh sản là vấn đề giới được quan tâm trên bình diện quốc gia và quốc tế. Theo tổ chức Y tế thế giới, năm 2017, Việt Nam thuộc top 3 nước có số ca phá thai cao nhất trên toàn cầu, với 1,52 triệu ca mỗi năm, chỉ sau Trung Quốc và Nga là hai nước có dân số lớn. Tỷ lệ nạo phá thai tăng ở người trẻ tuổi và trẻ vị thành niên. Tiếp cận dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản còn chưa đồng đều giữa các nhóm người, các khu vực địa lý.

Với Dự án “Tăng cường tiếp cận bền vững dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020”, MSV đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng tiếp cận, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

Bác sĩ Vũ Thị Thu Hiền (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ kiến thức sức khỏe sinh sản

Bác sĩ Vũ Thị Thu Hiền (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ kiến thức sức khỏe sinh sản

Tại Hội thảo, sinh viên đã được nghe các bác sĩ đến từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và các chuyên gia đầu ngành dí dỏm lồng ghép truyền thông sức khỏe sinh sản, biện pháp tình dục an toàn, phòng tránh thai …

TS. Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết: Hiện truyền thông, tư vấn cởi mở về sức khỏe sinh sản đóng vai trò quan trọng trong nhà trường cũng như xã hội. Trong 5 năm qua, Khoa Giới và Phát triển đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề về giới và các vấn đề phát triển, giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng trong thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ các định kiến giới đối với phụ nữ và các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục Đại học đầu tiên trên cả nước thực hiện đào tạo cử nhân Giới và Phát triển hệ chính quy. Năm học 2019-2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển 50-70 chỉ tiêu sinh viên ngành Giới và Phát triển ở các tổ hợp môn học khác nhau như D01, A00, A01, C00.

Marie Stopes International (MSV) là một tổ chức phi chính phủ của Anh, hiện đang hoạt động tại 37 quốc gia trên 6 châu lục, bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 1989. Mạng lưới này đã phục vụ hơn 1 triệu lượt người, giúp ngăn ngừa được 698.000 ca mang thai ngoài ý muốn và 191.000 ca phá thai không an toàn trong cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tranh biện giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic. Ảnh: INT

Bí quyết dạy trẻ tranh biện hiệu quả

GD&TĐ - Để có thể sở hữu kỹ năng tranh biện, trẻ cần lưu ý tới một số yếu tố như lựa chọn chủ đề, đưa ra lập luận vững chắc, lý lẽ thuyết phục...