Phú Lương (Thái Nguyên): Tích cực mang văn hoá đọc đến với trường học

GD&TĐ - Xây dựng và phát triển văn hóa đọc chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh.

Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt của các em học sinh trên địa bàn huyện Phú Lương
Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt của các em học sinh trên địa bàn huyện Phú Lương

Đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn huyện Phú Lương đã chủ động hình thành không gian đọc hấp dẫn, đa dạng loại hình nhằm thu hút học sinh tham gia. Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Phú Lương có gần 40 tủ sách cho các em học sinh với gần 10.000 đầu sách, tập trung vào các lứa tuổi Tiểu học và THCS.

Năm học 2021-2022, Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện Phú Lương đã có nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường, cụ thể như: Hỗ trợ xây dựng các không gian đọc sách, tương tác và  sinh hoạt đội. Đầu năm 2022, Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện đã hỗ trợ xây dựng 2 không gian đọc sách ngoài trời trị giá 40.000.000 đồng và nhận sự giúp đỡ của Hội đồng đội tỉnh Thái Nguyên xây dựng 1 không gian.

Bên cạnh đó, Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện Phú Lương còn kết nối với các đơn vị, cơ quan liên quan để các tổ chức tình nguyện hỗ trợ đầu sách, xây dựng các tủ sách tại thư viện các nhà trường, tổ chức các sân chơi giới thiệu các cuốn sách hay, cùng với Hội đồng tỉnh Thái Nguyên ra mắt các cuốn sách số.....

Công trình tủ sách số cho em
Công trình tủ sách số cho em

Em Bùi Thị Chuyên – Trường Tiểu học Phủ Lý, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương tâm sự: Em rất thích đọc sách tại thư viện bởi tại đây có nhiều sách hay để em lựa chọn. Bên cạnh đó, môi trường bên trong thư viện có đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, đẹp mắt, yên tĩnh giúp chúng em tập trung, sáng tạo nâng cao hiệu quả đọc sách cũng như học tập.

Học sinh hào hứng với tủ sách số

Để chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2021), Hội đồng Đội tỉnh Thái Nguyên đã phát động và xây dựng công trình tủ sách số tại các huyện thành trên địa bàn tỉnh.

Anh Vũ Văn Thắng – Bí thư Đoàn TNCS HCM, Chủ tịch Hội đồng đội huyện Phú Lương chia sẻ:  Với mục tiêu giúp các em học sinh có thêm nguồn tư liệu học tập phong phú, hấp dẫn đồng thời có thể hình thành thói quen tự đọc, tự nghiên cứu. Chính vì vậy, việc chuyển đổi từ sách bản cứng sang sách nói giúp nhiều em dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin và việc tìm hiểu kiến thức qua những cuốn sách nói cũng đem lại nhiều lợi ích như: giúp các em học sinh tăng cường tính giải trí, thư giãn hơn sau mỗi giờ học tập căng thẳng.

Là một trong những đơn vị tiên phong hưởng ứng công trình tủ sách số cho em, Hội đồng đội huyện Phú Lương đã tích cực, nỗ lực triển khai hoạt động, đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều bản sách nói được thu âm và phát tại các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn. Qua theo dõi, các em học sinh trên địa bàn rất  thích thú và hưởng ứng các cuốn sách tại thư viện cũng như tủ sách số qua đó, tích cực tham gia sôi nổi vào các phong trào phát triển văn học đọc tại địa phương.

Sách nói đem lại nhiều lợi ích và thú vị cho học sinh
Sách nói đem lại nhiều lợi ích và thú vị cho học sinh

Em Thân Thùy Linh - học sinh Trường Tiểu học Thị Trấn Đu, huyện Phú Lương chia sẻ: Thông qua việc đọc sách, chúng em được tiếp xúc với con chữ, hình ảnh nhiều hơn, từ đó rèn luyện khả năng đọc nhanh, tư duy nhanh. Bên cạnh đó, đọc sách nhiều, chúng em còn được tiếp nhận những kiến thức bên ngoài khuôn khổ lớp học. Qua đó, vừa nâng cao trí tuệ, vừa thêm kiến thức cho bản thân, vừa tiếp thu bài học ở trường nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thời gian qua, bên cạnh việc đọc sách thông thường, em còn tham gia dự án tủ sách số cho em do Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện Phú Lương phát động. Bản thân em đã đóng góp vào tủ sách một cuốn sách nói mang tên “Chiếc cặp mang những ước mơ” của NXB Kim Đồng. Em hy vọng, cuốn sách này sẽ được nhiều bạn học sinh biết đến và cảm nhận được những giá trị tích cực mà cuốn sách mang lại.

Như vậy, phát triển văn hoá đọc với nhiều hình thức, đa dạng về nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các em học sinh trên địa bàn huyện Phú Lương. Bởi ngoài việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết XIII của Đảng, bên cạnh đó còn góp phần phát triển và lan tỏa văn hóa đọc cũng như nâng cao kiến thức, kỹ năng và vốn sống cho các em học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.