Nhưng khi nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng, họ phải cắt bỏ dịch vụ này.
Năm 2021, Chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách giảm kép, yêu cầu các trường không giao bài tập về nhà cho học sinh và kiểm soát hoạt động dạy thêm văn hóa.
Kể từ đó, các gia đình chuyển sang cho con học ngoại khóa như thể thao, nghệ thuật... hoặc câu lạc bộ tại trường học. Điều này giúp trẻ giảm áp lực học tập, mở rộng năng lực, sở thích.
Tuy nhiên, khi kinh tế gặp khó khăn, phụ huynh Trung Quốc không còn đăng ký cho con học ngoại khóa. Nhiều câu lạc bộ tại trường học hoặc trung tâm phải đóng cửa.
Là giáo viên piano tại Bắc Kinh, chị Liu Hongyu nhận thấy từ đầu năm 2024, số học sinh đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Nữ giáo viên lo ngại sẽ ngày càng nhiều học sinh bỏ học.
Từ tháng 8/2023, chị Zhang Zhaolin cho con trai 10 tuổi nghỉ học lớp bóng đá mà cậu bé yêu thích do bà mẹ bị sa thải. Giống như hàng chục nhân viên khác bị cho thôi việc, chị Zhang phải cắt giảm mọi chi phí không cần thiết.
“Chúng tôi có tiền tiết kiệm nhưng tôi không tự tin sẽ sớm tìm được công việc khác với mức lương tương đương hoặc thậm chí tôi có thể tìm được một công việc mới hay không. Việc học ngoại khóa của con buộc phải cắt bỏ”, chị Zhang, 41 tuổi cho biết.
Bình luận