Phụ huynh buồn vì hàng chục cây xà cừ trong sân trường bị đốn trụi đầu năm học mới

GD&TĐ - Trước khi vào năm mới, Trường Tiểu học Hải Bình, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã cắt ngọn nhiều cây xà cừ có tuổi đời hàng chục năm. Nhiều phụ huynh phản ánh việc làm này và cho rằng, sân trường sẽ rất nắng, ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.

Những cây xà cừ có tuổi đời hàng chục năm tuổi ở Trường Tiểu học Hải Bình, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Những cây xà cừ có tuổi đời hàng chục năm tuổi ở Trường Tiểu học Hải Bình, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Trường Tiểu học Hải Bình (thị xã Nghi Sơn) có nhiều cây xà cừ, quanh năm rợp bóng mát. Thế nhưng, nhà trường đột ngột chặt hết tán cây, khiến phụ huynh thắc mắc.

Bà Lê Thị Nguyệt - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Bình, xác nhận việc nhà trường cắt hết tán cây lâu năm trong sân trường trước thềm năm học mới.

Trường Tiểu học Hải Bình
Trường Tiểu học Hải Bình

Nguyên nhân phải cắt tán cây vì sau buổi tổng kết năm học 2019-2020 vừa qua, có một số cành cây tươi đột nhiên gẫy, rơi xuống sân trường. Rất may, không ảnh hưởng đến tính mạng học sinh và giáo viên.

Để đảm bảo an toàn tính mạng học sinh và giáo viên, khi chuẩn bị vào năm học mới, nhà trường đã làm báo cáo gửi UBND phường Hải Bình.

Lãnh đạo phường Hải Bình cũng đã thống nhất cho chặt hết các cành cây để hạ độ cao, tránh gây ra sự cố đáng tiếc.

Bà Vũ Thị Thanh Vân - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn, cho biết: Thông tin cắt tán cây xà cừ ở Trường Tiểu học Hải Bình, lãnh đạo phòng cũng đã nắm được. Khi nhận được thông tin này, lãnh đạo phòng  đã trực tiếp xuống trường kiểm tra.

Nhiều cây xà cừ đã bị cắt ngọn, tỉa cành để tránh gãy đỏ.
Nhiều cây xà cừ đã bị cắt ngọn, tỉa cành để  tránh gãy đỏ.

Theo báo cáo của nhà trường, thì nhiều cây xà cừ ở đây có tuổi đời từ những năm 1960. Do đó, nhiều cành cây dù đang tươi, nhưng rất dễ gãy. Trước khi cắt ngọn cây, nhà trường đã báo cáo với UBND phường.

Sau đó, UBND phường và nhà trường phải mời Công ty cây xanh Nghi Sơn đến tham vấn. Theo đó, phía Công ty họ tư vấn, nên cắt ngọn, tán của cây đi và chịu nắng một năm, để cây đâm chồi, tạo tán trở lại. Nếu cứ để như vậy, cành cây có tuổi già sẽ rất giòn, dễ gãy.

“Để đảm bảo án toàn tính mạng cho học sinh và giáo viên, nên phường Hải Bình và nhà trường đành phải cho người cắt ngọn và tán cây đi”, bà Vân cho hay.

Cũng theo bà Vân, phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn đã yêu cầu các nhà trường không chặt hạ cây theo kiểu cực đoan. Phòng cũng yêu cầu các nhà trường rà soát những cây có nguy cơ đổ, gãy và tỉa bớt cành cây mà thôi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ