Phòng ngừa bạo lực học đường ngay từ mỗi gia đình

GD&TĐ - Sáng 17/5 tại Hà Nội, diễn ra lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa Bộ GD&ĐT và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam thực hiện sáng kiến "chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học giai đoạn 2018-2022".

Phòng ngừa bạo lực học đường ngay từ mỗi gia đình

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và bà Trần Thu Huyền- Trưởng đại diện Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam chủ trì lễ kí kết. Cùng dự còn có lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Bộ Công an, Bộ VHTTDL cùng nhiều cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế.

Theo biên bản kí kết, Bộ GD&ĐT và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam sẽ hợp tác triển khai một số các nội dung, chương trình, hoạt động tại 14 tỉnh, thành phố. Sự hợp tác này tập trung đẩy mạnh giáo dục thay đổi hành vi cho giáo viên và HS, hướng đến xây dựng và duy trì một môi trường GD an toàn, lành mạnh, phi bạo lực.

Đánh giá cao nỗ lực của Tổ chức Tầm nhìn thế giới trong việc thực hiện sáng kiến chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: Thỏa thuận hợp tác có vai trò quan trọng trong việc chấm dứt tình trạng bạo lực đối với trẻ em, qua đó góp phần đảm bảo an sinh cho trẻ em Việt Nam.

Bộ GD&ĐT và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam sẽ phối hợp đưa vào nhà trường những kiến thức, kĩ năng giúp GV và HS ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em trong trường học. Hai bên sẽ phối hợp để giới thiệu phương pháp giáo dục tích cực cho đội ngũ GV. Đối với HS, giáo dục thay đổi hành vi sẽ được đặc biệt chú trọng để giúp các em nhận biết nguy cơ bạo lực, từ đó nâng cao khả năng xử lý tình huống và tự bảo vệ mình khỏi bạo lực.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Thời gian qua, tình trạng bạo lực gia đình và bạo lực học đường vẫn xảy ra tại nhiều nơi và có diễn biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến thể chất, đến tinh thần của trẻ và ảnh hưởng đến môi trường GD. Bạo lực có tác hại vô cùng lớn đối với trẻ em, không chỉ ảnh hướng về thể chất, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của  trẻ.

Những trẻ bị bạo lực ở gia đình và ở trường học thì thường sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi của trẻ. Có thể những đứa trẻ bị bạo lực sau này sẽ thành người gây bạo lực với người khác, gây tác hại lớn đối với xã hội. Vì vậy cần thực hiện nhiều giải pháp hơn nữa để chấm dứt tình trạng bạo lực với trẻ em, cần sự chung tay của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống bạo lực.

Thỏa thuận được kí kết có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo môi trường cho trẻ từ gia đình đến nhà trường được an toàn, lành mạnh. Khi trẻ được sống, được học tập, rèn luyện, vui chơi trong môi trường gia đình, nhà trường an toàn lành mạnh thì trẻ sẽ phát triển toàn diện về phẩm chất năng lực, để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Một số hình ảnh tại lễ kí kết:

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại lễ kí kết

Hai bên kí kết thỏa thuận hợp tác

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và bà Trần Thu Huyền- Trưởng đại diện Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam chủ trì lễ kí kết

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và bà Trần Thu Huyền- Trưởng đại diện Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam chủ trì lễ kí kết

Các đại biểu dự lễ kí kết

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại lễ kí kết

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Quân đội Israel tấn công Gaza.

IDF đã sẵn sàng tấn công Rafah

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết hôm 5/5, quân đội Israel đã sẵn sàng cho cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.