Phòng chống ung thư bằng gia vị dân dã, bếp nhà nào cũng có

GD&TĐ - Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỏi mặc dù có mùi hắc nhưng lại là gia vị chứa tác dụng chống ung thư vô cùng tuyệt vời được nhiều người áp dụng. Bên cạnh đó, tỏi vừa rẻ tiền lại là gia vị phổ biến, luôn có sẵn trong bếp mỗi nhà.

Nhiều loại thực phẩm dân dã có khả năng phòng ung thư hiệu quả.
Nhiều loại thực phẩm dân dã có khả năng phòng ung thư hiệu quả.

Từ xã xưa, tỏi đã được xem là loại gia vị quý trong tủ bếp của mọi gia đình, được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không chỉ có thế, càng về sau này, các nghiên cứu lần lượt công bố thêm rất nhiều tác dụng của tỏi đối với sức khỏe, đặc biệt là khi chúng được ăn sống và sử dụng không thông qua chế biến.

Hầu hết mọi gia đình đều có sẵn tỏi, nhưng không phải ai cũng đã biết cách tận dụng tối đa tác dụng mà tỏi mang lại cho sức khỏe. Thực tế cho thấy, tỏi không chỉ là một gia vị tạo hương thơm trong nhiều món ăn, mà còn là một vị thuốc quý, có thể chữa được nhiều loại bệnh.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho biết: Chỉ cần ăn tỏi 2 lần/ tuần cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí đối với cả những người đang hút thuốc.

Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe cũng đã khẳng định: Tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.

Bên cạnh đó, tỏi còn có chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.

Không chỉ vậy, loại củ này còn có khả năng phá hủy những gốc tự do – nguyên nhân gây ra ung thư và nhiều căn bệnh khác.

Tỏi chứa một lượng lớn chất selen, có thể thúc đẩy sự phân hủy peroxit trong cơ thể, làm giảm việc cung cấp oxy cần thiết cho khối u ác tính, do đó ức chế tế bào ung thư ở một mức độ nhất định, có lợi cho việc thay đổi môi trường sản sinh ung thư.

Bên cạnh đó, ăn tỏi còn có tác dụng ngăn ngặn sự hình thành và phát triển bệnh bạch cầu, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác.

Tất nhiên, tỏi chỉ được sử dụng như một thành phần phụ trợ, nó không thể được sử dụng riêng lẻ một mình để chống ung thư.

Lưu ý: Tỏi tuy tốt, nhưng có tính cay nóng đặc trưng, không thích hợp với những người mắc bệnh về mắt, người bị nóng trong, hư tỳ, đi tả hoặc các đối tượng có tiền sử mắc bệnh gan.

Đặc biệt, tỏi không thích hợp ăn lúc đói, cũng không nên để quá lâu. Cần hạn chế nấu chín tỏi để tránh hao hụt chất dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của loại củ này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ