Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THPT

GD&TĐ - Trên thực tế hiện nay mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình ngày càng lỏng lẻo, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả 2 phía giáo viên và phụ huynh học sinh (PHHS).

Ảnh minh họa/ Internet
Ảnh minh họa/ Internet

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chỉ gặp gỡ phụ huynh học sinh trong 3 buổi họp phụ huynh, thậm chí khi gặp GVCN phụ huynh không trò chuyện với cô giáo của con. Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng ít và chỉ gặp trong những trường hợp rất đặc biệt. Vì vậy, để phối hợp đạt hiệu quả cao nhà trường phải đóng vai trò chủ động hơn trong sự phối hợp này.

Phối hợp chặt chẽ 3 môi trường GD

Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở học sinh.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục đảm bảo sự thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu quá trình phát triển nhân cách, tránh mâu thuẫn, tránh sự tách rời, gây nên tình trạng nghi ngờ, vô hiệu hoá lẫn nhau, gây dao động, hoang mang đối với cá nhân trong việc tiếp thu, lựa chọn các giá trị đạo đức tốt đẹp.

Gia đình có ưu thế đối với việc hình thành chuẩn mực về đạo đức trong quan hệ ứng xử, định hướng nghề nghiệp, … nhà trường có ưu thế trong việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức, các ý thức công dân, phát triển kỹ năng sống, giáo dục con người một cách toàn diện…

Các đoàn thể xã hội giúp học sinh kiểm nghiệm những điều đã học được trong nhà trường với thực tiễn trong đời sống xã hội, mở rộng kiến thức thực tế làm cho kiến thức các em phong phú và đa dạng hơn.

Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và lực lượng giáo dục trong xã hội sẽ thống nhất được mục tiêu, kế hoạch giáo dục, chăm sóc học sinh của tập thể sư phạm nhà trường với phụ huynh, cơ sở sản xuất, với các đoàn thể, các cơ quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường.

Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh 

Quản lý quá trình phối hợp phải tạo ra cho được môi trường giáo dục lành mạnh, mang tính giáo dục tích cực, thống nhất cùng tác động đối với học sinh để hình thành nhân cánh tốt đẹp. Do đó phải kết hợp các lượng lực xã hội của địa phương để cùng phối hợp để quản lý sinh hoạt của học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục lành mạnh, tạo ảnh hưởng tích cực của môi trường trong công tác giáo dục.

Ngày nay nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển, hợp tác kinh tế và mở rộng giao lưu văn hoá các nước theo hướng đa phương. Nhưng ngược lại nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội đáng lo ngại (bạo lực học đường, ma túy, cờ bạc, mê gameonline...) đã và đang xâm nhập vào trường học tạo ra môi trường không tốt, đòi hỏi các nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội cùng nhau phối hợp để có biện pháp hạn chế, ngăn chặn kịp thời.

Cần phải tạo ra môi trường hoạt động và giao lưu lành mạnh mang tính giáo dục thống nhất cho thế hệ trẻ thông qua các hoạt động phong trào như xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, thông qua các nội dung hoạt động các ban phòng chống tệ nạn xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động định hướng nghề nghiệp, hoạt động của các đoàn thể chính trị xã hội, nội dung tuyên truyền, giáo dục của các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng …

Giải pháp nào? 

Nhà trường cần hỗ trợ cho phụ huynh trong việc giáo dục, giúp nắm được phương pháp và nội dung giáo dục trong gia đình, nắm được tri thức về chính sách giáo dục, từ đó họ thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm hơn của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Mặt khác các bậc phụ huynh học sinh có trách nhiệm chủ động hợp tác trở lại với nhà trường trong việc tổ chức phối hợp giáo dục, hiểu rõ nhiệm vụ của mình, tránh tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường và tư tưởng khoán trắng cho nhà trường.

Huy động, khai thác nguồn lực vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục không đơn giản chỉ là sự đóng góp tài chính của các gia đình, địa phương cần phải có một quy hoạch khai thác, tính toán giữa khả năng nguồn lực và mức độ cần đầu tư cho giáo dục THPT trong một tổng thể chung của sự phát triển kinh tế-xã hội và phát triển giáo dục ở phạm vi từng trường, đồng thời phải có một cơ chế chính sách cụ thể về huy động và sử dụng nguồn lực.

Cần tham mưu với UBND tỉnh/thành phố, phối hợp các ban ngành có liên quan điều chỉnh mức chi ngân sách cho giáo dục THPT đảm bảo sự bình đẳng như các bậc học khác, đồng thời tăng tỷ lệ chi đầu tư cho cơ sở vật chất...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.