Tiêu chuẩn 1: Quản lý chương trình đào tạo theo học hệ tín chỉ
Tiêu chí 1: Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp học tín chỉ với các chỉ báo:
Thứ nhất, chương trình khóa học không quá 40 môn, các môn học được xây dựng theo kiểu moodun có kích cỡ chuẩn là 3 (có thể là bội số của 3 cho các môn cơ sở ngành, hoặc ước số của 3 cho các môn tự chọn).
Thứ hai, mỗi môn học phải có đề cương chi tiết tới từng tuần để sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập.
Tiêu chí 2. Xây dựng cơ sở học liệu đầy đủ cho các môn học và hình thức tổ chức dạy học. Chỉ báo:
Thứ nhất, có thư viện (bao gồm thư viện điện tử) với tài liệu bắt buộc và tham khảo cho tất cả các môn học đủ cho tất cả sinh viên.
Thứ hai, có đầy đủ phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập cho các môn học
Tiêu chí 3. Có đầy đủ đội ngũ giảng viên, trợ giảng cho các môn học. Chỉ báo.
Một là, giảng viên các môn lí thuyết phải có học vị từ tiến sĩ trở lên.
Hai là, sau các giờ lý thuyết phải có giờ xemina, thực hành do các trợ giảng đảm nhiệm. Trợ giảng có thể là cử nhân, nghiên cứu sinh, học viên thạc sĩ.
Tiêu chí 4. Phải có đầy đủ các văn bản pháp quy điều chỉnh quá trình đào tạo theo học chế tính chỉ. Chỉ báo:
Một là, phải có qui chế về kiểm tra đánh giá theo học chế tính chỉ, trong đó qui định đủ 5 hình thức đánh giá cho một môn học, tỉ lệ điểm các loại.
Văn bản hóa, thể chế hóa và ban hành qui trình tổ chức kì thi giữa kì và cuối kỳ,
Có các phần mềm chuyên dụng quản lí tuyển sinh, thời khóa biểu, kết quả học tập của sinh viên qua các kì kiểm tra đánh giá...
Tiêu chí 5. Phải có đầy đủ phong ốc cho các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, như giờ lí thuyết, giờ xemina, thực hành, tự học.
Chỉ báo: Các phòng học lí thuyết phải đủ rộng, thoáng mát, đủ cho dưới 100 sinh viên, có các phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học. Có đủ các phòng phục vụ xemina, thực hành cho khoảng 30 sinh viên.
GS Nguyễn Đức Chính tham luận tại Hội thảo |
Tiêu chuẩn 2. Quản lý quá trình đào tạo và kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo học chế tin chỉ.
Tiêu chí 1. Phải có thời khóa biểu phù hợp với học chế tín chỉ
Chỉ báo: Thời khóa biểu phải ghi đầy đủ các hình thức tổ chức dạy học, như giờ lí thuyết, xemina, tự nghiên cứu đúng như đã thống nhất trong đề cương môn học. Các giờ học được ghi rồ địa điểm, thời gian người thực hiện.
Tiêu chí 2. Phải có cơ chế giám sát các hoạt động trên lớp của giảng viên và sinh viên.
Chỉ báo: Giờ học trên lớp phải tương ứng với thời khổa biểu và đề cương môn học. Có kế hoạch dự phòng những trường hợp váng giảng viên
Tiêu chí 3. Phải có cơ chế giám sát việc thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá trong mỗi môn học (đã được thống nhất trong đề cương môn học)
Chỉ báo: Phải thực hiện đầy đủ các hình thức đánh giá đã qui định cho mỗi môn học. Phải đảm bảo các kì thi (giữa kì, cuối kì) thực hiện đúng qui trình đã ban hành.
Các bài kiểm tra tuần, tháng do các trợ giảng đảm nhận. Các bài tập lớn/học kì, thi giữa kì và cuối kì do giảng viên môn học đảm nhận. Đảm bảo các bài kiểm tra/thi được đánh giá chính xác, công bằng.
Tiêu chuẩn 3: Quản lý nhà trường theo bộ chuẩn
Tiêu chí 1. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trên cơ sở bộ chuẩn
Chỉ báo: Xác định đủ minh chứng trong từng tiêu chí. Mỗi minh chứng đều có qui trình thực hiện, người thực hiện và bản hướng dẫn thực hiện qui trình
Đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện từng bước của qui trình. Các qui trình được thảo luận trong trường để thống nhất thực hiện
Tiêu chí 2. Tổ chức vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong.
Chỉ bảo: Mỗi thành viên trong trường đều có số công việc xác định, mỗi công việc đều có qui trình và bản hướng dẫn thực hiện quy trình
Mỗi thành viên đều được hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện tốt công việc của mình. Mỗi thành viên trong quá trình thực hiện công việc phải lưu trữ tài liệu trong hồ sơ minh chứng.
Có cơ chế khen thưởng đối với các vị trí công việc thực hiện đúng quy trình.
Tiêu chí 3: Tổ chức tự đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và đăng ký đánh giá bên ngoài (kiểm định), đề xuất cải thiện hệ thống và cách vận hành hệ thống.
Chỉ báo: Sau mỗi chu kỳ, mỗi thành viên viết báo cáo tự đánh giá việc thực hiện các quy trình của mình và đề xuất cải tiến (nếu có).
Bộ phận đảm bảo chất lượng trong trường có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo tự đánh giá của tổ chức và cá nhân trong trường thành báo cáo tự đánh giá (hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong) của trường.
Đề xuất cải tiến hệ thống và cách vận hành hệ thống. Đăng ký kiểm định và tổ chức đón đoàn đánh giá ngoài.