Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát, tạo điều kiện để thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2

GD&TĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế về việc tổ chức đợt thi tiếp theo của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Ảnh minh họa/ITN
Ảnh minh họa/ITN

Theo công văn của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, căn cứ tình hình dịch Covid-19 có kế hoạch cụ thể tổ chức đợt thi tiếp theo của Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2021, bảo đảm an toàn, quyền lợi của thí sinh và triển khai kế hoạch năm học 2021-2022.

Cũng trong công văn này, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT rà soát, tạo điều kiện để các thí sinh không thể hoàn thành thi đợt 1 vì các lý do khác nhau (trừ trường hợp gian lận) được dự thi ở đợt thi tiếp theo.

Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát, tạo điều kiện để thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 ảnh 1

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.021.340. Đợt 1, có 981.773 thí sinh dự thi, đạt tỷ lệ 96,13%.

Cả nước có 23.569 thí sinh (chiếm tỷ lệ 2.31%) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi đợt 1.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.