Philippines giúp Mỹ giải bài toán thiếu giáo viên

GD&TĐ - Bà Rebecca Carrillo, Lãnh sự danh dự Philippines tại Alaska, cho biết giảng dạy tại Mỹ là lựa chọn mới của giáo viên Philippines.

Giáo viên Philippines dạy toán ở Mỹ.
Giáo viên Philippines dạy toán ở Mỹ.

Đầu năm 2024, học khu Anchorage, bang Alaska, Mỹ, thống kê đã thuê hơn 50 giáo viên nước ngoài theo thị thực J-1, chương trình trao đổi văn hóa cho phép các trường tuyển dụng giáo viên quốc tế trong 3 năm. Trong 50 giáo viên mới, 30 người đến từ Philippines.

Bà Rebecca Carrillo, Lãnh sự danh dự Philippines tại Alaska, cho biết giảng dạy tại Mỹ là lựa chọn mới của giáo viên Philippines. Hàng năm, họ có thể nhận mức lương gấp 10 lần giảng dạy ở quê nhà. Xu hướng này đang dần trở nên phổ biến.

Năm 2023, Hawaii, Mỹ, đã tuyển dụng 80 giáo viên Philippines cho các trường công lập, tăng so với 10 người vào năm 2019. Nhiều giáo viên Philippines có bằng thạc sĩ, tiến sĩ về giảng dạy ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngoài ra, một số bang khác tại Mỹ cũng đang thuê giáo viên Philippines như Texas, Flordia, Arizona... Đây là những bang có tình trạng thiếu hụt giáo viên nghiêm trọng.

Ông James Urbaniak, chuyên viên tuyển dụng của Bộ Giáo dục Mỹ, nhận định, việc thuê giáo viên Philippines khá dễ dàng vì họ đáp ứng yêu cầu đầu tiên là giảng dạy bằng tiếng Anh.

Việc tuyển dụng giáo viên nước ngoài giúp Mỹ giải quyết bài toán thiếu giáo viên ngày càng trở nên nhức nhối. Ước tính mỗi năm, Mỹ mất đến khoảng 300 nghìn giáo viên nhưng không có đủ nguồn nhân lực mới gia nhập ngành.

Bên cạnh tuyển dụng giáo viên nước ngoài, các trường công lập Mỹ đang chuyển sang giảng dạy 4 ngày mỗi tuần. Nhiều môn chuyển sang học trực tuyến hoặc giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều môn học.

Theo ADN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.