Các nguồn tin cho biết, 12 tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16AM đầu tiên và 2 chiếc F-16BM phiên bản huấn luyện - chiến đấu đã được bàn giao cho các đơn vị không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU).
Giới phân tích cho rằng các máy bay này được đặt trong các nhà chứa ngụy trang kỹ càng ở phía Tây Ukraine và có thể sử dụng mạng lưới đường cao tốc liên vùng rộng lớn để che giấu vị trí cố định của chúng khỏi sự trinh sát quang - điện tử của vệ tinh.
Chuyên gia quân sự nổi tiếng người Nga Mikhail Zvinchuk đã cung cấp thông tin này trên kênh telegram của mình, tuy nhiên chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào được đưa ra.
Theo ông Zvicnuk, các máy bay chiến đấu F-16 nói trên đã bay qua lãnh thổ Ukraine, mặc dù vậy cho đến nay chúng mới chỉ được ghi nhận ở khu vực phía Tây của đất nước.
Tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 được cho là đã có mặt trên lãnh thổ Ukraine. |
Đặc điểm đặc biệt nguy hiểm của F-16AM Block 20 MLU là khả năng sử dụng tên lửa không đối không AIM-120C-7 (với tầm bắn hiệu quả 105 - 115 km) và tên lửa AIM-120D (tầm xa 150-160 km) trong chế độ dẫn đường tới thiết bị gây nhiễu (HOJ).
Điều này cho phép chúng chiến đấu mà không cần sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) hiện đại, mà chỉ cần dựa vào khả năng của hệ thống radar hàng không AN/APG-66(V)2 tiêu chuẩn.
Yếu tố nữa khiến F-16 đáng sợ là chúng sử dụng được các vũ khí tấn công mặt đất chuẩn NATO như tên lửa chống radar AGM-88 HARM hay bom lượn AGM-154 JSOW tốt hơn nhiều khi tích hợp trên chiến đấu cơ chuẩn Liên Xô như MiG-29 và Su-27.
Bên cạnh đó, theo sau F-16, nhiều khả năng Ukraine sẽ nhận thêm tiêm kích JAS-39 Gripen từ Thụy Điển hay Mirage-2000 do Pháp sản xuất, khi việc đào tạo phi công đã hoàn thành.
Trong lúc này, Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề nói trên.
Tiêm kích F-16 Fighting Falcon luyện tập không chiến, góc nhìn từ buồng lái phi công điều khiển. |