Nhật Bản lúng túng dạy giáo dục hòa nhập

GD&TĐ - Số lượng trẻ khuyết tật tại Nhật Bản đang tăng lên nhưng cơ sở vật chất, trường dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt chưa đáp ứng được xu hướng này.

Trường Giáo dục đặc biệt tỉnh Gunma, Nhật Bản, có dấu hiệu xuống cấp.
Trường Giáo dục đặc biệt tỉnh Gunma, Nhật Bản, có dấu hiệu xuống cấp.

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị Nhật Bản cần thúc đẩy mô hình giáo dục hòa nhập.

Một ngày đầu đông, tiếng trẻ em reo hò vang lên từ lớp học âm nhạc được tổ chức ở hành lang tầng một tại Trường Giáo dục đặc biệt tỉnh Gunma, Gunma, Nhật Bản.

10 học sinh lớp 5 mang ghế từ lớp học ra ngoài hành lang ngồi xếp hàng ngay ngắn và hát các bài đồng dao. Dù các em rất muốn hát to những bài hát đã thuộc lòng nhưng đôi khi, giáo viên phải nhắc nhở các em nhỏ giọng lại để học sinh các lớp khác học bài.

Trường Giáo dục đặc biệt tỉnh Gunma hiện có 167 học sinh giáo dục đặc biệt từ lớp 1 đến lớp 9. Trong 10 năm qua, tổng số học sinh đã tăng từ khoảng 110 em lên gần 170 em nên các phòng học hiện nay không còn đáp ứng đủ nhu cầu. Một số lớp học như thể dục, âm nhạc phải tổ chức ngoài hành lang.

Bên trong các lớp học, tình trạng cơ sở vật chất đã đi xuống. Nhiều tòa nhà tróc sơn, tường ẩm mốc. Chính quyền tỉnh Gunma có kế hoạch cải tạo một phần và xây một khu mới trong trường nhưng chưa có thời gian cụ thể.

Câu chuyện của Trường Giáo dục đặc biệt tỉnh Gunma là tình trạng chung của nhiều trường giáo dục đặc biệt tại Nhật Bản. Theo thống kê của Bộ Giáo dục, trong khi số lượng học sinh tiểu học, THCS, THPT trên toàn quốc giảm thì số lượng học sinh có nhu cầu đặc biệt lại tăng lên hàng năm.

Để đáp ứng số lượng học sinh ngày càng gia tăng, nhiều trường đã áp dụng mô hình giáo dục hòa nhập, xu hướng ngày càng phổ biến trên phạm vi quốc tế. Đơn cử, Trường dành cho học sinh có nhu cầu đặc biệt tỉnh Ishikawa có kế hoạch chuyển một số học sinh sang học tại một trường trung học bình thường trong thành phố và tổ chức lớp học chung.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có con khuyết tật đang cân nhắc kế hoạch trên. Họ cho biết, nhiều trường phổ thông không muốn nhận trẻ khuyết tật vì chưa đủ khả năng giáo dục.

Việc học sinh khuyết tật có nên học hòa nhập với bạn bè trong lớp học bình thường hay không là vấn đề đã gây tranh cãi từ lâu trong xã hội Nhật Bản. Một số trường công đã tiếp nhận học sinh khuyết tật nhưng tổ chức lớp học riêng hoặc học theo nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Ông Yoshihiro Kokuni, giảng viên Lịch sử giáo dục tại Đại học Nhật Bản, cho biết: “Điểm cốt yếu của giáo dục hòa nhập là không tách biệt các nhóm học sinh dựa trên việc họ có khuyết tật hay không. Ngược lại, việc nhà trường tách học sinh thành các nhóm sẽ tạo nên một xã hội phân biệt người khuyết tật”.

Do đó, ông Kokuni kêu gọi Chính phủ Nhật Bản tạo ra môi trường hòa nhập, lành mạnh, trong đó học sinh có thể học tập mà không bị phân biệt đối xử.

Tháng 9/2022, Ủy ban Liên Hợp Quốc về quyền của Người khuyết tật đã chỉ trích Chính phủ Nhật Bản vì hệ thống giáo dục nước này chưa thực hiện hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Ủy ban thúc giục Chính phủ Nhật Bản chấm dứt chương trình giáo dục đặc biệt đang tách trẻ khuyết tật khỏi bạn bè đồng trang lứa.

Sau khuyến nghị từ Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Keiko Nagaoka cho biết, chính phủ sẽ thúc đẩy giáo dục hòa nhập nhưng “không có ý định chấm dứt giáo dục theo nhu cầu đặc biệt, diễn ra trong môi trường học tập đa dạng”.

Tính đến tháng 5/2023, số lượng học sinh có nhu cầu đặc biệt là 150 nghìn em. Số lượng trường giáo dục đặc biệt và hiện trạng cơ sở vật chất không theo kịp với mức tăng này. Tính đến tháng 10/2021, Nhật Bản thiếu 3.740 phòng học tại các trường công lập dành cho trẻ khuyết tật.

Theo JT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.

mua hộ hàng từ Nhật về Việt NamKhám Phá Nhật, Đặt Niềm Tin Đúng