Phát triển văn hóa chất lượng

GD&TĐ - Một trong những điều kiện tiên quyết để giáo dục đại học hội nhập quốc tế, đó là các trường phải được đảm bảo và kiểm định chất lượng, từng bước hình thành văn hóa chất lượng, nhất là hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh quyền tự chủ đại học.  

Chất lượng GD ĐH ngày càng phát triển nhờ những sự đầu tư đúng hướng
Chất lượng GD ĐH ngày càng phát triển nhờ những sự đầu tư đúng hướng

Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá công nhận mức độ cơ sở giáo dục đạt chuẩn chất lượng giáo dục. Tính đến ngày 31/8/2018, cả nước có 218 cơ sở giáo dục đại học và 33 trường cao đẳng sư phạm hoàn thành đánh giá; 124 cơ sở giáo dục đại học và 3 trường cao đẳng sư phạm được đánh giá ngoài; trong đó có 117 cơ sở giao dục đại học và trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn lượng...

PGS.TS Lưu Hà An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền từng nhận định, kiểm định chất lượng đã có tác động mạnh mẽ đến công tác quản trị đại học cũng như văn hóa chất lượng của cơ sở giáo dục. Văn hóa chất lượng được hình thành ở cấp độ cơ sở là sự cam kết của cá nhân, của nhà trường nhằm phấn đấu đạt chất lượng như mong đợi và hình thành các niềm tin, giá trị chung cho tập thể. Cả hai yếu tố: Quản lý chất lượng và cam kết chất lượng là những yếu tố thiết yếu để hình thành văn hóa chất lượng trong nhà trường.

Nhìn từ thực tế, các trường đã được kiểm định chất lượng và đạt chuẩn chất lượng cho thấy, kiểm định chất lượng giáo dục mang lại những thay đổi trong công tác quản trị nhà trường; đặc biệt là đã tạo dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường bằng việc thay đổi từ nhận thức đến hành động của lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học.

Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về lĩnh vực này đã và đang từng bước được hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai một cách ổn định và bền vững.

Ngay trong năm 2018, Bộ GD&ĐT cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục. Qua đó nhằm điều chỉnh nội dung công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng cho đúng thực tế; đồng thời tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng để nâng cao chất lượng GD-ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ