Phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay

GD&TĐ - Chiều ngày 15/9, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức họp báo thông tin về “Hội nghị cấp cao về Phát triển Nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay”.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh chủ trì họp báo
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh chủ trì họp báo

Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức từ ngày 15-16/9/2020. Trong đó, Phiên họp đặc biệt của các Bộ trưởng Lao động ASEAN và Bộ trưởng Giáo dục ASEAN được tổ chức vào ngày 16/9/2020.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tham dự trực tuyến có khoảng 150 đại biểu ở 70 điểm cầu bao gồm các Bộ trưởng Lao động ASEAN, các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, Tổng thư ký ASEAN, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, các đối tác đối thoại của ASEAN trong và ngoài khu vực, các đại diện thuộc Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp ASEAN.

Tham gia trực tiếp tại Hà Nội, về phía Việt Nam có 150 đại biểu với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương  binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Lãnh đạo một số Bộ, ngành, viện nghiên cứu, Đại sứ các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại Việt Nam, một số trường đại học, trường nghề, các hiệp hội và các doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết: Phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay là một sáng kiến của Việt Nam, đây là chủ đề đang được sự quan tâm trong khối ASEAN cũng như trên toàn thế giới. Hiện nay, thế giới đang bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động như CMCN 4.0, già hóa dân số, biến đổi khí hậu,… đặc biệt là dịch Covid-19 đã khiến cho rất nhiều công việc bị thay đổi.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là một yếu tố hàng đầu để tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng, ASEAN luôn xác định con người là trung tâm để tăng trưởng bền vững,… Chính vì vậy Việt Nam lựa chọn phát triển nguồn nhân lực là một ưu tiên, góp phần vào phát triển cộng đồng kinh tế.

Mục tiêu của Hội nghị nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển của công nghệ, yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động, cùng kiến tạo tương lai của một ASEAN thống nhất, gắn kết chặt chẽ; Tăng cường quan hệ đối tác giữa ASEAN và các nước đối thoại, các nhà tài trợ trong phát triển nguồn nhân lực; Đóng góp các kết quả cụ thể để đưa vào Hội nghị Cấp cao ASEAN tháng 11/2020. 

Theo ban tổ chức, tại phiên khai mạc, ngoài các bài trình bày khai mạc, Hội nghị chính thức thông qua Lộ trình của Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay và Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp ASEAN.

Hội nghị sẽ được diễn ra với 4 phiên thảo luận chủ đề bao gồm: quan hệ đối tác cho phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên hậu đại dịch; vai trò lãnh đạo của khu vực tư nhân với việc phát triển nguồn nhân lực; các hệ thống giáo dục và đào tạo sẵn sàng cho tương lai để thúc đẩy các kỹ năng của Thế kỷ 21.

Các chủ đề được chia sẻ thông qua chia sẻ ngắn của các Bộ trưởng Lao động ASEAN, các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, đại diện cấp cao của Tổ chức ILO, Tổ chức UNESCO, Chủ tịch ABAC, Lãnh đạo Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế  CHLB Đức. Các Bộ trưởng /Trưởng đại diện đã chia sẻ thông tin về các chính sách, sáng kiến, thành tựu trong việc thúc đẩy các nội dung hợp tác về  phát triển nguồn nhân lực tương ứng với nội dung của từng chủ đề.

Hội nghị sẽ là điểm nhấn về hợp tác liên ngành, liên chính phủ và là cơ hội không chỉ đối với Việt Nam mà đối với ASEAN nhằm tranh thủ hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực, kết nối giáo dục đào tạo kỹ năng với các yêu cầu của thị trường lao động, góp phần triển khai đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, phục vụ tái cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.