Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược

Chiều9/7 tại Hà Nội, Tiểu ban Giáo dục đại học của Hội đồng Quốc gia giáo dục vàphát triển nhân lực tổ chức cuộc họp phiên thứ nhất với nội dung: Định hướngmục tiêu và giải pháp cho giáo dục đại học trong Chiến lược phát triển giáo dụcgiai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

Phátbiểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết: Nhân lực được coi lànguồn tài nguyên đặc biệt, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của mỗiquốc gia. Vì vậy, phát triển con người với tư cách là nguồn nhân lực (NNL)chiếm vị trí trung tâm trong phát triển nguồn lực quốc gia.

Việcđầu tư phát triển NNL là đầu tư chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự pháttriển bền vững. Đặc biệt, NNL chất lượng cao, trình độ cao (được đào tạo từ bậcđại học trở lên) là bộ phận quan trọng nhất của NNL quốc gia, có vị trí đặcbiệt, có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Pháttriển NNL chất lượng cao là gia tăng giá trị cho con người cả về trí tuệ, trithức, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp; về ý chí và phẩm chất, tính năng động,sáng tạo, khả năng tự đào tạo cập nhật và thích ứng; về tính chủ động và ý thứccông dân… để thông qua đó, nâng cao số lượng và chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầungày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Pháttriển NNL chất lượng cao được Đảng và Nhà nước chủ trương lựa chọn là một trongba khâu đột phá chiến lược (cùng với việc hoàn thiện thể chế và xây dựng hệ thốnghạ tầng hiện đại) để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội giai đoạn 2011-2020, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.

Vớivai trò cơ quan đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, Bộ GD&ĐT đã chủ động thammưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhiều cơ chế chính sách, giải phápnhằm phát triển NNL chất lượng cao, trong đó có những chính sách và giải phápmang tính đột phá, có tác động lớn và tính lan tỏa cao.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược ảnh 1
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu kết luận cuộc họp

Cácchính sách phát triển NNL chất lượng cao gắn liền với sự phát triển kinh tế xãhội, được thực hiện ngày càng đồng bộ hơn, đồng thời ngày càng gia tăng sự thamgia của các bên liên quan, tăng cường sự tương tác với thị trường lao động.

Báocáo của Vụ Giáo dục Đại học đã đánh giá một số chính sách giải pháp đột phá củaBộ GD&ĐT nhằm phát triển NNL chất lượng cao, trình độ cao giai đoạn2011-2020, phân tích các vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2021-2030 và chỉ ra kếhoạch phát triển NNL trong 5 năm 2021-2025, qua đó nhấn mạnh phát triển NNL gắnvới nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động.

Tạicuộc họp, các đại biểu đã trình bày báo cáo, tham luận Đánh giá thực hiện cácmục tiêu, giải pháp cho GDĐH trong Chiến lược Giáo dục giai đoạn 2011-2020 vàđịnh hướng các mục tiêu, giải pháp cho GDĐH trong Chiến lược giáo dục giai đoạn2021-2030 và tầm nhìn 2045; Phân tích thực trạng giáo dục đại học Việt Nam tronggiai đoạn 2010-2020 - thuận lợi và khó khăn...

Cácđại biểu cũng đã nêu những ý kiến góp ý về những nội dung chính trong kết quả thựchiện Chiến lược 2011-2020; mục tiêu chung phát triển GDĐH Việt Nam trong giai đoạn2021-2030; các giải pháp để thực hiện các mục tiêu của GDĐH giai đoạn 2021-2030,đặc biệt là các giải pháp trọng tâm để thực hiện thành công mục tiêu phát triểnGDĐH; giải pháp tăng cường nguồn lực cho phát triển GDĐH.

Kếtluận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu nhữngý kiến đóng góp của các đại biểu, các chuyên gia để xây dựng báo cáo Chiến lượcphát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Nhóm nghiên cứu cần ràsoát kĩ văn bản, rà soát dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, so sánh đánh giá để có báocáo hoàn thiện nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.