Phát triển năng lực số gắn liền với định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT

GD&TĐ - Sở GD&ĐT TP HCM vừa tổ chức Hội thảo về phát triển năng lực số cho học sinh trong nghiên cứu khoa học và chọn nghề.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Ngày 27/11, tại Hội thảo “Phát triển năng lực số gắn liền với năng lực nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT” do Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà giáo cho rằng việc phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, trong thời đại số với khối lượng thông tin khổng lồ, người học cần có khả năng phân tích hợp lý và tư duy phản biện để đánh giá thông tin hiệu quả. Trong đó, năng lực số là yếu tố sống còn để đạt đến thành công trong học tập, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp.

Ông Minh cho biết, một số kỹ năng số để học sinh trở thành công dân số toàn cầu, đó là năng lực tư duy thông tin và dữ liệu thể hiện qua khả năng tìm kiếm, hiểu và sử dụng thông tin, dữ liệu một cách hiệu quả...

gc-60.jpg
Ông Hồ Tấn Minh chia sẻ tại hội thảo.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng giao tiếp và hợp tác với người khác bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số; khả năng sáng tạo và chia sẻ nội dung kỹ thuật số: Sử dụng công cụ kỹ thuật số để tạo văn bản, hình ảnh, video và các loại nội dung khác,...

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, phát triển năng lực số cần gắn liền với năng lực nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, năng lực số và kiến thức, kỹ năng của học sinh trong nghiên cứu khoa học có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Ngoài ra, năng lực số còn giúp học sinh đánh giá các thông tin cần thiết trong việc định hướng và lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học với xu hướng nghiên cứu và sở trường của cá nhân. Đặc biệt, việc phát triển năng lực số sẽ giúp học sinh bảo vệ được kết quả nghiên cứu và dữ liệu cá nhân trước khi công bố chính thức,…

img-8420.jpg
Ông Nguyễn Bảo Quốc khẳng định vai trò của năng lực số trong hoạt động nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM trong Chương trình GDPT 2018, hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một trong 4 mạch nội dung hoạt động chính trong mục tiêu và yêu cầu trong cả 2 giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Do đó phát triển năng lực số cho học THPT nhằm xây dựng và định hướng cho học sinh từng bước tiếp cận với định hướng nghề nghiệp, từ những bước đầu nhận thức về định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh có hiểu biết về nghề nghiệp và những phẩm chất nghề nghiệp, thông qua môi trường số.

Từ đó học sinh có thể hiểu được những tố chất nghề nghiệp, phân tích, đánh giá và lựa chọn những nghề nghiệp mà phù hợp với bản thân; thông qua phát triển năng lực số cho học sinh ngoài việc chắt lọc thông tin cho bản thân, học sinh còn có thể có bước tiến cao hơn là sáng tạo ra nội dung số liên quan đến định hướng nghề nghiệp.

Ông Lê Văn Thiện, Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh), cho rằng để phát triển năng lực số cho học sinh một cách hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, nhà trường cần có chiến lược quản lý toàn diện, tập trung vào các yếu tố như: Xây dựng mục tiêu và kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh THPT. Mục tiêu hướng đến đầu tiên là giúp học sinh hiểu và sử dụng công nghệ số hiệu quả, đồng thời biết cách tìm kiếm, phân tích, đánh giá thông tin từ môi trường số.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tích cực ứng dụng công nghệ và phần mềm học tập trực tuyến để đổi mới các tiết dạy. Ảnh minh họa: INT

Giáo dục trong Kỷ nguyên mới

GD&TĐ - Đường lối chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Đảng đối với ngành Giáo dục là luôn đề cao, ưu tiên các chính sách để phát triển giáo dục...