Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

GD&TĐ - Tập dượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở khía cạnh phương pháp dạy học mà phải được đặt ra như một mục tiêu quan trọng của giáo dục và đào tạo.

Ảnh minh họa/ Internet
Ảnh minh họa/ Internet

Thực tế cho thấy, trong hoạt động dạy học, các nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng chưa thực sự tập trung vào yêu cầu tổ chức cho HS hoạt động, chưa làm cho HS trở thành chủ thể hoạt động, do đó học sinh thường chỉ chủ yếu chú ý tới việc tiếp thu và tái hiện lại kiến thức giáo viên dạy trên lớp hoặc kiến thức có trong sách giáo khoa, giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề khi đứng trước một nhiệm vụ hay một tình huống mới.

Với yêu cầu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác cho học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thực sự có vai trò quan trọng nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển toàn diện học sinh.

Thực tiễn cho thấy, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là cách để nhà trường rà soát lại các kế hoạch, nắm được những thuận lợi, khó khăn, trở ngại trong quá trình giáo viên thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh để có sự hỗ trợ cần thiết và điều chỉnh kịp thời. Về việc này, chúng tôi đề xuất có thể tiến hành theo các nội dung và với các cách thức như sau:

Kiểm tra việc thiết kế và tổ chức bài học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong chủ đề dạy học, việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học tích cực.

Kiểm tra việc đánh giá kết quả học tập của HS bao gồm việc thực hiện quan điểm, triết lý đánh giá, việc kết hợp các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá, việc ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, việc chấm chữa bài và phản hồi tới học sinh.

Kiểm tra việc thực hiện nền nếp, chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường; chuẩn bị bài giảng, giáo án; sử dụng các thiết bị dạy học; tham gia sinh hoạt chuyên môn; xây dựng các chuyên đề; công tác tự bồi dưỡng và kiểm tra sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể… trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn theo từng tuần, tháng, học kỳ và năm học. Cần lưu ý kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học; sinh hoạt chuyên đề gắn với dạy học phát triển năng lực; việc bồi dưỡng giáo viên của tổ.

Kiểm tra, dự giờ theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất tất cả các hoạt động giảng dạy của GV. Đặc biệt, tập trung vào kiểm tra việc chuẩn bị cho các giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh... 

Muốn thực hiện được các hoạt động trên, trước hết cần có sự tiên phong đổi mới tư duy của cán bộ quản lí. Đồng thời, cán bộ và giáo viên cần hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh là nhằm hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ để cùng thực hiện tốt hơn công việc chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường theo mục tiêu đề ra. Hơn nữa, kiểm tra thực chất, cụ thể, có hiệu quả, tránh tư tưởng đối phó với việc kiểm tra, đánh giá. Mặt khác, cũng không nên gây căng thẳng, tạo áp lực giữa người kiểm tra và người được kiểm tra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.