Phát triển ĐH Quốc gia Hà Nội song hành với chiến lược phát triển giáo dục quốc gia

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo Dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”, ĐHQG Hà Nội tự nhận thấy việc cần thiết bám sát mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

ĐHQGHN luôn khẳng định là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu đất nước
ĐHQGHN luôn khẳng định là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu đất nước

Hiện thực hóa các mục tiêu đó, ĐHQGHN, luôn tiên phong sáng tạo và nỗ lực thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức lớn, hàng đầu đất nước, có uy tín trong khu vực và quốc tế, xứng đáng với niềm tin và kì vọng của Đảng và Nhà nước.

Khẳng định tầm nhìn

Song hành cùng ngành GD&ĐT hiện thực hóa mục tiêu phát triển GD&ĐT, tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Trong thời gian qua, ĐHQGHN tiếp tục có bước chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, khẳng định danh tiếng, xác lập vị trí đại học hàng đầu Việt Nam và ghi danh vào nhóm các trường đại học có vị thế cao trong khu vực và thế giới. Vị trí của ĐHQGHN cải thiện rõ nét trên bảng xếp hạng quốc tế, 3 năm liên tục (2019-2021) nằm trong nhóm 801-1000 thế giới.

ĐHQGHN nơi ươm mầm những tài năng khoa học trẻ

ĐHQGHN nơi ươm mầm những tài năng khoa học trẻ

Chỉ ra những con số biết nói để thấy được nỗ lực to lớn của ĐHQGHN cho thấy các hoạt động tổ chức và chiến lược thực hiện hết sức bài bản. Giám đốc Lê Quân chia sẻ: Năm 2020, theo công bố của Tổ chức xếp hạng QS (Anh), ĐHQGHN nằm trong nhóm 101-150 các trường đại có thời gian thành lập dưới 50 năm có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới. Xếp hạng quốc tế theo ngành, lĩnh vực đạt kết quả tốt với nhiều lĩnh vực nằm trong nhóm 500 thế giới.

Thực tế minh chứng, mô hình tổ chức ĐHQGHN cho phép các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc sử dụng, chia sẻ nguồn lực chung qua đó bổ khuyết, liên thông, liên kết, thống nhất với nhau, đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, gắn kết chí hướng, phấn đấu theo cùng một mục tiêu, tạo được các giá trị gia tăng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Điều này đã góp phần cung cấp hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ có tư duy, trí tuệ liên ngành cho các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Những sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN luôn được mời chào công việc trước tốt nghiệp

Những sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN luôn được mời chào công việc trước tốt nghiệp

Trên cơ sở thế mạnh tích hợp trí tuệ liên ngành, kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ và kỹ thuật, ĐHQGHN đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ tầm cỡ quốc gia, giải quyết nhiều vấn đề lớn, phức tạp của thực tiễn cuộc sống mà các trường đại học đơn ngành bên ngoài không thể giải quyết được. ĐHQGHN đã tích cực tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đề xuất xây dựng các chủ trương, đường lối, quyết sách của Đảng, Nhà nước.

"Để nhanh chóng chuyển giao những thành quả trong đào tạo và nghiên cứu phục vụ xã hội, ĐHQGHN đặc biệt chú trọng tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp, tập đoàn vừa là đối tác phát triển, vừa là bên sử dụng nguồn nhân lực đồng thời là đơn vị hỗ trợ ĐHQGHN tăng cường năng lực phát triển, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho xã hội. Đây là kết quả thấy được trong quyết sách thực hiện và tầm nhìn của ĐHQG Hà Nội hướng đến đáp ứng và phục vụ tốt nhất các mục tiêu xã hội.

Đào tạo, nghiên cứu khoa học “chất lượng cao”

Theo Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân, “từ khóa” cốt lõi trong định hướng phát triển thời gian tới của ĐHQGHN là “chất lượng cao”. Theo đó, ĐHQGHN ưu tiên đầu tư mạnh cho các ngành đào tạo khoa học cơ bản truyền thống để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, góp phần củng cố nền tảng, năng lực nghiên cứu và đội ngũ cán bộ khoa học tài năng; ưu tiên đào tạo giảng viên đại học, nhà khoa học cho các trường ĐH,CĐ trong cả nước; xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và tuyên truyền lý luận trình độ cao cho Đảng.

Chuyển giao tri thức giữa các thế hệ giáo sư đầu ngành và sinh viên để tiếp lửa đam mê NCKH

Chuyển giao tri thức giữa các thế hệ giáo sư đầu ngành và sinh viên để tiếp lửa đam mê NCKH

Giám đốc Lê Quân cũng chia sẻ, ĐHQGHN cũng mở rộng các chương trình đào tạo liên ngành, liên đơn vị, cung cấp nguồn nhân lực có trí tuệ liên ngành cho các lĩnh vực quan trọng của đất nước; phát triển và mở rộng qui mô các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ mới liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng lần thứ tư. Đặc biệt, ĐHQGHN thí điểm và nhân rộng các mô hình đào tạo tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam.

Trong phát triển khoa học và công nghệ, ĐHQGHN đẩy mạnh nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và khoa học giáo dục; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; tư vấn chính sách cho Đảng, Nhà nước. Đồng thời tăng cường hoạt động nghiên cứu trong một số lĩnh vực khoa học tự nhiên mà ĐHQGHN có lợi thế thông qua các chương trình nghiên cứu cơ bản. - Giám đốc Lê Quân nhấn mạnh.

Kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh được tổ chức thành công ở ĐHQGHN đã cho thấy tầm nhìn lớn

Kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh được tổ chức thành công ở ĐHQGHN đã cho thấy tầm nhìn lớn

Khẳng định vị thế và tầm nhìn của một đại học lớn, ĐHQGHN chú trọng phát triển một số lĩnh vực liên ngành giữa khoa học tự nhiên với khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển bền vững. Cùng với đó, ĐHQGHN đẩy mạnh triển khai các hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, công nghệ ưu tiên có khả năng ứng dụng cao, mà ĐHQGHN có lợi thế, nhất là công nghệ số, thông tin, sinh học, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3D, internet vạn vật, an ninh mạng, cơ điện tử, tự động hóa, điện tử y sinh, năng lượng, công nghệ môi trường.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, nằm trong dòng chảy chung đó, là một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu đất nước. ĐHQGHN đã chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu. Tăng cường hợp tác với các đối tác, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài để phát triển các dự án, chương trình nghiên cứu quốc tế lớn, xuyên quốc gia; hợp tác triển khai nghiên cứu, chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ. Những nỗ lực to lớn của ĐHQGHN đã và đang thể hiện tầm của một đại học lớn hàng đầu đất nước trong chiến lược phát triển giáo dục quốc gia, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong bối cảnh các nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp, ở mức rất thấp so với yêu cầu để xây dựng một đại học tầm cỡ khu vực và quốc tế, thì việc ĐHQGHN có tên, và liên tục thăng tiến trong bảng xếp hạng đại học khu vực và quốc tế là sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của ĐHQGHN. Điều này đã chứng minh việc thành lập ĐHQG là chủ trương có tầm chiến lược và nhất quán của Đảng, Nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học thế giới. - Giám đốc Lê Quân

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ