Phát huy tính sáng tạo HS qua phương pháp "Bàn tay nặn bột"

Phát huy tính sáng tạo HS qua phương pháp "Bàn tay nặn bột"

(GD&TĐ) - Hôm nay, 22/8, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã diễn ra cuộc họp báo Tổng kết Hội thảo, tập huấn phương pháp Bàn tay nặn bột và dự thảo triển khai Dự án Bàn tay nặn bột ((BTNB) (ứng dụng giảng dạy các môn khoa học vào trường Tiểu học và THCS theo phương pháp BTNB). Chủ trì cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cùng đông đảo các giáo sư - tiến sĩ đầu ngành các Vụ, Viện, các trường ĐH Sư phạm...

>>>Giảng dạy các môn khoa học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại cuộc họp
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại cuộc họp

Phương pháp BTNB là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...

Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác BTNB luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV.

Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viếc cho HS.

Quang cảnh cuộc họp
Quang cảnh cuộc họp

Để triển khai, thực hiện tốt phương pháp BTNB, đã có rất nhiều ý kiến đóng góp: Cung cấp đầy đủ CSVC và các thiết bị dạy học theo các bài có thể thực hiện được phương pháp này; Xây dựng các bài học có thể sử dụng phương pháp BTNB trong chương trình, các thí nghiệm, các tiến trình của phương pháp một cách cụ thể; tổ chức thực hành thí điểm ở một số lớp để rút kinh nghiệm; Cần tập huấn cho 30 vạn GV đang đứng lớp; Hỗ trợ kinh phí và tài liệu cho các giáo sinh của 17 trường Sư phạm đang thí điểm trước khi ra trường; Tài liệu bồi dưỡng phải được biên soạn sao cho phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam và phải được thẩm định thông qua cá hội đồng cấp Bộ...

Hiền Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ