Phạt học sinh 'thụt xì dầu'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - 'Thụt xì dầu' hoặc 'bơm xe' là cách gọi một hình thức phạt những em học sinh ở tuổi vị thành niên vi phạm lỗi gì đấy mà người lớn áp dụng.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Mạng xã hội lan truyền clip ghi hình ảnh nhóm học sinh phổ thông bị lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông phạt bằng hình thức cho “thụt xì dầu” do vi phạm một số lỗi như không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ nhưng cài quai lỏng lẻo, không mang theo giấy tờ xe, chạy xe trên 50cc…

“Thụt xì dầu” hoặc “bơm xe” là cách gọi một hình thức phạt những em học sinh ở tuổi vị thành niên vi phạm lỗi gì đấy mà người lớn áp dụng. Trong clip này thì mấy anh cảnh sát giao thông cho số học sinh vi phạm “đứng lên ngồi xuống” liên tục nhiều lần.

Có nhiều luồng ý kiến khác nhau chung quanh hình thức phạt này. Người thì cho rằng, các em này còn quá trẻ, phạt như thế là đủ để răn đe, đủ để “cho chừa”, lần sau không tái phạm; cũng có ý kiến nói rằng phạt vậy không ăn thua, có khi chúng “vui” nữa là đằng khác, mà phải rút chìa khóa xe, cho dắt bộ về nhà hoặc gọi cha mẹ đến nhận xe và nộp phạt…

Có một thực tế khá phổ biến hiện nay là, đa số những gia đình có điều kiện về kinh tế một tí là mua ngay xe máy cho con để chúng tự đến trường hoặc đi học thêm, cha mẹ không phải đưa đón nữa.

Thường thì những em đang học THPT được sự “quan tâm” này, cá biệt vẫn có học sinh lớp 8, lớp 9, cha mẹ đã mua xe máy cho tự đi lại. Còn thì đi xe đạp điện, chỉ cần các em qua khỏi bậc tiểu học là đã sở hữu một chiếc xe đạp điện rồi.

Việc trang bị xe máy hoặc xe đạp điện cho con để chúng tự đi lại, cha mẹ không phải đưa đón nữa, là một cách “tự giải phóng” cho cả phụ huynh lẫn học sinh, nhưng hệ lụy từ việc làm này là rất khó lường. Có phương tiện đi lại mà không phải “tốn sức” như thế, nếu thiếu ý thức một chút, vô tình rước họa lúc nào không hay.

Mà việc thiếu ý thức khi tham gia giao thông đối với học sinh hiện nay là chuyện khá phổ biến, dù sáng thứ Hai nào trong các buổi chào cờ, thầy hiệu trưởng rồi giáo viên chủ nhiệm cũng nhắc nhở chuyện đi lại này.

Thế nhưng chỉ cần ra khỏi cổng trường hoặc ra khỏi nhà là em nào cũng “thẳng tay ga”, hoặc đi hàng đôi hàng ba, cười nói ngả nghiêng, bất chấp mình đang đi xe máy. Còn xe đạp điện, đừng nghĩ rằng sự an toàn của nó cao hơn đi xe máy, nhiều em chạy tốc độ 40 km/h thì xe máy phải chào thua.

Xe máy hay xe đạp điện là những phương tiện đi lại thuận lợi cho người sở hữu nó hiện nay. Tuy nhiên, lạm dụng những quy định của luật như cho phép học sinh dưới 18 tuổi chạy xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50cc nhưng lại không “trang bị ý thức” thì nguy hiểm vô cùng.

Đã có những vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra từ những học sinh đi xe đạp điện hoặc xe dưới 50cc mà phóng nhanh, chạy ẩu. Vì vậy, việc áp dụng các hình thức phạt như “thụt xì dầu” hoặc rút chìa khóa cho dắt bộ hay gọi phụ huynh đến nhận xe cũng chỉ dừng lại ở những chế tài mà người vi phạm sẽ tái diễn bất cứ lúc nào. Cho nên, trang bị cho các em ý thức khi tham gia giao thông vẫn là điều quan trọng hơn cả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.