Rào chắn này được tạo ra do tần số thấp VLF - được sử dụng để liên lạc với các tàu ngầm sâu bên dưới đại dương, tương tác với các nguyên tử trong không gian.
Lớp rào chắn này được tạo ra khi các tín hiệu VLF bay cao vào bầu khí quyển, tạo thành "bong bóng VLF". Chúng tương tác với mặt bên trong của đai bức xạ Van Allen - vòng đai chứa đầy các hạt tích điện bao quanh Trái Đất.
Các nhà khoa học cho biết rào chắn này có thể bảo vệ Trái Đất trước các cơn bão địa từ, những vụ nổ lớn từ mặt trời mà có khả năng vô hiệu hóa mạng lưới điện và vệ tinh truyền thông.
Những hoạt động của con người đã vô tình tạo ra một rào chắn nhân tạo, bảo vệ Trái Đất khỏi bức xạ. Ảnh: SPUTNIK
Dữ liệu từ những năm 1960 cho thấy giới hạn bên trong của đai bức xạ Van đã từng gần Trái Đất hơn nhiều so với hiện nay, vì thời đó con người ít sử dụng các tín hiệu VLF. Điều này khiến các nhà khoa học cho rằng nếu không có bong bóng VLF, ranh giới vành đai bức xạ sẽ tiến gần Trái Đất hơn, theo tờ Newsweek.
"Một số thí nghiệm và quan sát đã chỉ ra rằng, dưới điều kiện thích hợp, các tín hiệu truyền thông vô tuyến trong dải tần số VLF có thể ảnh hưởng đến đặc tính của môi trường bức xạ năng lượng cao xung quanh Trái đất", theo ông Phil Erickson, nhà khoa học thuộc NASA tham gia nghiên cứu này.
Vành đai bức xạ Van Allen bao quanh Trái Đất được phát hiện vào năm 1958. Ảnh: NASA
Các nhà khoa học của NASA cho biết có khả năng rào chắn bức xạ sẽ được dùng để loại bỏ bức xạ vượt mức ra khỏi khu vực xung quanh trái đất. Các cuộc thử nghiệm sẽ sớm được tiến hành để xác định tính khả thi của nghiên cứu này.