Phát hiện hóa thạch 70 triệu năm của loài thằn lằn có cánh to như phi cơ

GD&TĐ - Hóa thạch của một loài thằn lằn có cánh (dực long) ăn thịt biết bay khổng lồ 70 triệu năm vừa được phát hiện ở Mông Cổ.  

Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của một loại thằn lằn có cánh khổng lồ
Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của một loại thằn lằn có cánh khổng lồ

Loài vật ăn thịt này có kích cỡ bằng một chiếc máy bay nhỏ với sải cánh dài 11 mét và đây có lẽ là một trong những loài vật lớn nhất trên Trái đất có thể bay.

Các nhà khoa học cho biết loài vật này có thể đi bằng 4 chi và sử dụng 2 cánh của mình làm chi trước để có những bước đi dài trên mặt đất. Khi đứng, nó sẽ cao như một con hươu cao cổ.

Do kích cỡ to nên loài vật này được cho là ăn những con khủng long nhỏ vốn rất phổ biến ở cuối Kỷ Phấn trắng khi loài vật này sinh sống.

Hóa thạch được tìm thấy ở một khu vực thuộc sa mạc Gobi của Mongolia có tên Nemegt Formation – nơi có nhiều xương khủng long từng được tìm thấy ở đây.

Đây được xem là động vật có xương sống đầu tiên có khả năng bay và có lẽ là động vật bay lớn nhất trên Trái đất.

Dựa vào chiều rộng của mảnh xương sống (20cm) tìm được, các nhà nghiên cứu cho rằng loài vật này có thể có kích cỡ tương đương với 2 loài dực long lớn nhất từng biết đến là Quetzalcoatlus và Hatzegopteryx với sải cánh 10 và 11 mét.

Một số hình ảnh về loài thằn lằn có cánh mới phát hiện:

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trích đoạn kinh điển 'Lý trưởng - mẹ Đốp' trong vở chèo cổ 'Quan Âm Thị Kính' biểu diễn tại sự kiện 'Phi hề bất thành chèo'. Ảnh: BTC.

'Phi hề bất thành chèo'

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Mercury (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức talkshow và biểu diễn nghệ thuật 'Phi hề bất thành chèo' tại Nhà hát Chèo Việt Nam.