Phát hiện hố đen khổng lồ lớn gấp 100.000 Mặt trời ngay trung tâm dải ngân hà

GD&TĐ - Một hố đen khổng lồ lớn gấp 100.000 Mặt trời đã tồn tại ngay giữa dài ngân hà của chúng ta. Đây là hố đen lớn thứ 2 từng được phát hiện trong dải ngân hà sau hố đen mang tên Sagittatius A.  

Một hố đen mới được phát hiện ở trung tâm dải ngân hà
Một hố đen mới được phát hiện ở trung tâm dải ngân hà

Hố đen mới được các nhà thiên văn Nhật Bản, phát hiện nằm dưới một đám mây khí ga độc cách Trái đất 25.000 năm ánh sáng.

Được xem là “hố đen có độ lớn trung bình”, hố đen mới phát hiện giúp các nhà thiên văn hiểu thêm về việc những hố đen siêu khủng được hình thành như thế nào.

Các nhà thiên văn Nhật Bản đã quan sát hố đen từ núi Andes, phía bắc Chile ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển.

Kính viễn vọng trên núi Andes được dùng để phát hiện hố đen
 Kính viễn vọng trên núi Andes được dùng để phát hiện hố đen

Nhờ độ nhạy cảm và độ phân giải cao của kính viễn vọng vô tuyến, các nhà thiên văn đã quan sát được hố đen cách trung tâm dải ngân hà của chúng ta 195 năm ánh sáng.

Những hố đen có độ lớn trung bình được xem là vẫn tồn tại nhưng cho đến nay, chưa có ai phát hiện được. Nghiên cứu gần đây cho thấy những hố đen siêu khủng rất cần thiết cho sự tạo thành của các dải ngân hà, các ngôi sao và thậm chí sự sống của nó.

Phát hiện trên được xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy, nó cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn về cách hình thành những hố đen siêu lớn như  hố đen gần trung tâm dải ngân hà của chúng ta. Mặc dù hố đen có mặt trong hầu như tất cả các dải ngân hà nhưng chúng ta không biết làm thế nào nó trở nên lớn đến như vậy.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.