Phát chán vì chồng nặng gánh gia đình

Chúng tôi cưới nhau vì tôi yêu tính hiền lành, chịu thương chịu khó, biết lo cho gia đình của anh. Kết hôn rồi tôi mới biết, anh phải lo toàn bộ cho gia đình.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Chồng tôi đi làm, tích góp để lo cho cả nhà, mua từ cái chổi lau nhà cho đến đồ đắt tiền. Ba anh suốt ngày chẳng làm gì, hết đi đây lại đi dó. 

Mẹ anh bán hàng ăn nhỏ, thiếu cái gì cũng gọi chồng tôi đi mua, tiền chồng tôi bỏ ra nhưng lãi bà giữ. Chồng tôi cũng lo mọi chi phí trong nhà. 

Cô em chồng dù đã lập gia đình, ở cách nhà đẻ 60 km, nhưng thường xuyên về lấy đồ, lại còn bắt chồng tôi rước đi, rồi những việc nhỏ như mua sữa cũng nhờ chồng tôi làm. Cô ấy về nhà bố mẹ đẻ, tôi cơm nước cho cô ấy, cô ăn xong rồi để đấy, tôi lại phải dọn.

Chồng tôi dù làm ra nhiều tiền nhưng tôi chưa từng biết rõ anh có bao nhiêu tiền, nếu tôi hỏi anh chỉ trả lời qua quýt. Anh chưa cho vợ được đồng nào, nếu tôi tự ý lấy thì anh dỗi. Tôi đem cất đi thì một hồi anh lấy hết lại. 

Ba mẹ ruột cho tôi tiền, anh bảo tôi có tiền rồi lấy của anh làm chi nữa. Tôi hoang mang vô cùng nên bỏ về nhà mẹ ruột, anh nói tôi ở đâu thì anh ở đó, rồi theo tôi về, nhưng anh vẫn ghé nhà mẹ ruột mỗi ngày, có khi còn không có thời gian qua thăm tôi, trong khi hai nhà chỉ cách nhau vài cây số.

Dù tôi còn rất yêu anh, nhưng có lẽ chúng tôi đã hoàn toàn bế tắc trong mối quan hệ này. Tôi phải làm sao. (Diệu)

Trả lời:

Người ta từng bàn đến giá trị sống để làm gì? Sống có ý nghĩa gì? Sống cho ai? Và cuộc bàn luận thật sôi nổi ngay từ câu hỏi đầu tiên “sống để làm gì?”. 

Có người cho rằng sống để được làm những điều họ thích, có người cho rằng sống cho qua một kiếp người, cứ thế câu chuyện kéo dài vô tận. Sang đến “sống có ý nghĩa gì?” thì cuộc bàn luận có vẻ ít sôi nổi hơn vì không mấy ai hiểu sống có ý nghĩa gì. 

Đến “sống cho ai?” thì cuộc bàn luận lại sôi nổi lên. Có người nói “sống cho chính mình”, có người nói “sống cho vợ con”, có người nói “sống cho cha mẹ”… Câu chuyện tưởng đơn giản thế mà thật là khó khi buộc nhà tâm lý trả lời “ai nói đúng”.

Bạn thuận lợi “cưới nhau vì bạn thật sự yêu con người hiền lành, chịu thương chịu khó, biết lo cho gia đình”. Đây là điều mà không phải người phụ nữ nào cũng gặp được. 

“Nhưng sau khi kết hôn rồi bạn mới biết, anh phải lo toàn bộ cho gia đình” thì đây lẽ ra là giá trị của chồng bạn, nhưng bạn không nhìn theo hướng “anh ấy là người quan trọng trong gia đình nhà chồng" mà lại nhìn theo hướng thiệt thòi thuộc chồng mình.

“Chồng bạn đi làm, tích góp để lo cho cả nhà, mua từ cái chổi lau nhà cho đến đồ đắt tiền”, có lẽ đây là nguyên nhân chính làm cho bạn mệt mỏi. 

Có một người chồng trách nhiệm với gia đình như vậy là may mắn nếu biết cách để cùng anh chăm lo gia đình chồng, cùng gánh vác với anh, nhưng bạn đã không đi theo hướng này. 

Nếu ngay từ đầu bạn cùng chồng bạn ở riêng thì dễ hơn, nay đã ở chung thì phận làm dâu cũng cần tế nhị, nhất là đối với cha mẹ chồng và em gái chồng. 

Đây là những người thường dễ gây xung khắc với nàng dâu nhất, nhưng bạn không để xảy ra điều đó thì cũng phải nhờ chồng khéo léo và biết cách ứng xử mới được như thế. 

Tất nhiên, một người có hiếu thảo thì đôi khi cũng đặt nặng về người thân của mình mà quên trách nhiệm với vợ. Bạn cần chú ý khôn ngoan ở điểm này.

Bạn hãy nhẹ nhàng lên các kế hoạch của cuộc sống tương lai của vợ chồng con cái bạn và xác định rõ cái gì cần làm trước mắt, cái gì lâu dài, sau đó thống nhất với chồng rồi cùng nhau chiếu vào đó mà làm, trong lúc lo cho mình vẫn động viên anh lo cho mọi người như bấy lâu nay để anh có tình cảm và động lực phấn đấu.

Chúc bạn thành công.

Theo Hội Khoa học Tâm lý & Giáo dục TP HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.