Chiêu trò tinh vi của người phụ nữ cầm đầu đường dây mang thai hộ

GD&TĐ - Bằng chiêu “tráo người” Trần Thị Huyền đã làm hồ sơ cho các bé sơ sinh đúng với tên tuổi của bố mẹ. Mỗi phi vụ kết nối đẻ thuê đối tượng này có được số tiền khủng.

Đối tượng Trần Thị Huyền
Đối tượng Trần Thị Huyền

Ngày 30/3, Công an quận Đống Đa, Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố Trần Thị Huyền, 39 tuổi, trú tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái  để tiếp tục các hoạt động tố tụng, xử lý đối tượng về hành vi: Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Trước đó, ngày 30/9/2020 lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra hành chính nhà thuê trọ tại số 38 phố Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra đã phát hiện trong phòng trọ có nhiều người phụ nữ không đăng ký tạm trú nên lực lượng làm nhiệm vụ đã yêu cầu các đối tượng về trụ sở để làm việc.

Công an sau đó đã xác định Trần Thị Huyền đã thực hiện hành vi Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại cho 2 trường hợp là N.T.L. sinh năm 1986, trú tại Bắc Kạn và M.H. sinh năm 1989, trú tại Hải Phòng.

Mở rộng điều tra, Huyền khai ngoài 2 vụ môi giới "đẻ thuê" trên, người này đã thực hiện thành công 4 vụ khác.

Người phụ nữ này khai, từ năm 2018, qua tìm hiểu trên mạng xã hội và biết nhiều người có nhu cầu mang thai hộ, Huyền đã nảy sinh ý định tìm những người có nhu cầu thuê người mang thai hộ và người nhận "đẻ thuê" để kết nối họ lại với nhau.

Huyền lên mạng xã hội vào các hội nhóm và đăng bài "tìm người mang thai hộ....". Sau khi bắt mối thành công, Huyền sẽ đứng ra sắp xếp trọn gói, mỗi phi vụ sẽ giao dịch khoảng 400 triệu đồng đối với thai đơn. Trong đó, người nhận mang thai hộ được hưởng 200 triệu đồng đến 230 triệu đồng.

Trong mỗi vụ mang thai hộ, để hợp thức hóa tên tuổi và làm giấy chứng sinh cho cháu bé đúng với tên tuổi của bố mẹ, các đối tượng đã sử dụng chiêu "tráo người".

Hồ sơ của các mẹ bầu sẽ là tên và thông tin của người cần mang thai hộ, tuy nhiên, khi đi khám và làm thủ tục để sinh sản thì sẽ tráo người thay thế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.