Pháo tự hành nhảy dù ngừng hoạt động vẫn có thể tiêu diệt Bradley và Leopard 1

GD&TĐ - Ở Liên Xô, một số lượng lớn xe bọc thép đã được chế tạo và sử dụng thành công trong các hoạt động quân sự đặc biệt.

Pháo tự hành nhảy dù ngừng hoạt động vẫn có thể tiêu diệt Bradley và Leopard 1

Theo các chuyên gia, pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong Lực lượng Nhảy dù vào cuối những năm 1950, được dự báo vẫn sẽ phát huy tác dụng trên chiến trường hiện đại.

Đúng như tên gọi, xe chiến đấu này được trang bị pháo D-70 85 mm, đạn của nó được sử dụng chung với pháo chống tăng D-48, có thể xuyên thủng 185 mm giáp ở khoảng cách 1 km. Điều này đủ để phá hủy các xe chiến đấu bộ binh Bradley và Marder của NATO cũng như xe tăng Leopard 1.

Tầm bắn của đạn phân mảnh nổ mạnh khi bắn theo đường đạn cầu vồng kiểu pháo binh thông thường đạt tới 10.000 mét (theo các nguồn khác, thậm chí là 13.500 mét).

Góc nâng hạ của nòng trong khoảng từ -5 đến +15 độ, góc xoay theo phương ngang + 30 độ, cơ số đạn 45 viên, ngoài ra còn có một súng máy 7,62 mm.

Điều thú vị là lớp giáp phía trước của pháo tự hành dày 45 mm và đặt nghiêng ở góc 60 độ. Trong điều kiện hiện đại, việc lắp đặt thêm hệ thống bảo vệ chống lại máy bay không người lái cảm tử sẽ giúp tăng đáng kể khả năng sống sót.

Công suất động cơ của ASU-85 là 210 mã lực, tốc độ tối đa 45 km/h trên đường cao tốc và khoảng 30 km/h trên địa hình gồ ghề, phạm vi hoạt động 360 km, trọng lượng chiến đấu 15.500 kg, kíp điều khiển gồm có 4 người.

asu-85.jpg
Pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Liên Xô.

Những phương tiện này tiếp tục được sử dụng cho đến những năm 1980, đặc biệt là trong Lực lượng Quân đội Liên Xô triển khai ở Afghanistan, và chúng đã được sử dụng trong cuộc tập trận Zapad-81 quy mô lớn.

Hiện nay, trong số hơn 500 tổ hợp ASU-85 đã được giải ngũ, vẫn có một số lượng nhất định tiếp tục phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Cối tự hành Tundzha được sử dụng trên chiến trường.
Theo vestnik-rm

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TS Lương Bạch Vân (hàng đầu, thứ 2 từ bên phải sang) đón đoàn lãnh đạo Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Paris, Pháp năm 1967. Ảnh: NVCC

TS Lương Bạch Vân ra đi là để trở về

GD&TĐ - TS Lương Bạch Vân - nguyên Chủ tịch Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM, sinh tại Sài Gòn năm 1946, từng có hơn 18 năm sống và học tập tại Pháp.