Phân công tư vấn hướng nghiệp theo nhóm đối tượng

GD&TĐ - Báo cáo của Tỉnh Đoàn Thanh Hoá cho thấy, những năm qua, đơn vị này đã thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp phân theo các nhóm đối tượng. Điều này giúp tư vấn viên làm việc hiệu quả, tập trung hơn.

Tỉnh Đoàn Thanh Hoá thường xuyên kết hợp chương trình hướng nghiệp vào nhà trường.
Tỉnh Đoàn Thanh Hoá thường xuyên kết hợp chương trình hướng nghiệp vào nhà trường.

Theo đó, tại Thanh Hoá, tỉnh Đoàn đã thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp cho các nhóm đối tượng cụ thể.

Với học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông: Thời gian qua, việc phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông không chỉ được các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung chỉ đạo mà còn thu hút sự quan tâm của phụ huynh và học sinh.

Đây được coi là giải pháp căn bản giúp mỗi gia đình, học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng nghề, hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội, nhằm khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Công tác phân luồng và một số chương trình tư vấn hướng nghiệp đào tạo nghề cho thanh niên, học sinh cuối cấp đang được ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học quan tâm nhằm giúp cho việc định hướng tương lai của các em.

Thông qua những hoạt động này, giúp học sinh và đoàn viên, thanh niên giải quyết được những khó khăn trong quá trình chọn nghề. Đồng thời trợ giúp các em những năng lực cơ bản trong lựa chọn nghề nghiệp như: tự đánh giá bản thân; hiểu biết về ngành, nghề, trường đào tạo và lựa chọn ngành, nghề phù hợp.

Tuy nhiên, các em rất cần đến một bức tranh toàn diện về các ngành nghề trong xã hội. Vì thế, nhà trường và những người có trách nhiệm cần tổ chức những cuộc dã ngoại, tham quan, giới thiệu về các em về những ngành nghề khác nhau, điều này mang tính giáo dục rất cao.

Những kinh nghiệm với các hình thái công việc khác nhau sẽ cho các em những suy nghĩ, giúp các em củng cố nhiều hơn nữa về những quyết định nghề nghiệp sau này.

Thêm nữa, nhà trường nên tổ chức những buổi tham quan do các đơn vị có tâm huyết bảo trợ, hoặc mời những người có chuyên môn đến trường kể chuyện về nghề nghiệp, việc làm của mình cho các em nghe.

Với sinh viên: Nhiều người sau khi vào đại học, với nhiều lý do khác nhau, đã biết mình không còn hứng thú với môn học, ngành học do có nhiều phát sinh mới ngoài dự đoán. Trong những trường hợp này, các sinh viên rất lúng túng, lấn cấn với những băn khoăn giữa đi tiếp hay chuyển hướng.

Dù sao họ cũng đã đầu tư công sức và tiền bạc, bỏ thì vương, thương thì tội. Cho nên, tư vấn viên cần giúp sinh viên hiểu: Trực quan chọn nghề lần đầu tiên thường là tốt, nếu họ đã suy nghĩ chín chắn trong chọn nghề lần trước. Nhiều người có khuynh hướng dễ dao động và các em cần xem xét lại có phải đó là động lực đổi nghề.

Nghề nào cũng có thế mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn, dù bề ngoài trông có vẻ không như thể, có vẻ như nghề này tốt hơn nghề khác. Vì thế, nên dứt khoát, nếu ở lại ngành học cũ, quên hẳn những mời gọi khác. Nếu chuyển ngành học, nhất định không nuối tiếc ngành học cũ nữa.

Bên cạnh đó, cần giúp các sinh viên liên hệ xem chương trình học cũ có áp dụng được với ngành học mới, có thể đốt ngắn thời gian đào tạo ở ngành mới, tránh lãng phí công sức, tiền bạc. Đồng thời, giúp các bạn có kỹ năng xử lý giải quyết, tránh những vấp phạm tương tự trong tương lai. Ngoài ra còn giới thiệu những kỹ năng học tập, nhiều bạn muốn chuyển ngành học vì chương trình học quá nặng, khó khăn. Công tác hướng nghiệp giúp cho các bạn sinh viên biết là thành quả của phấn đấu không chỉ có ý nghĩa với bản thân mà còn giúp họ trưởng thành, chín chắn hơn.

Với người trưởng thành: Nhiều cá nhân do nhiều lý do, làm đủ các việc, cuối cùng lại muốn thay đổi. Tất nhiên nhu cầu của họ phải được coi là chính đáng, cần thiết.

Từ thực tế đó, tư vấn viên phải ghi nhận cố gắng của họ, tránh xem thường, hạ thấ, cho rằng họ có vấn đề trục trặc về chuyện có quyết định với bản thân. Thông thường, đối tượng tìm đến tư vấn việc làm ở độ tuổi đã lớn thường gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, họ cần được trung tâm tư vấn trợ giúp trong mọi khả năng có thể, như cần có sự phối hợp với bên xã hội, thương binh lao động, các chương trình hỗ trợ…

“Tư vấn viên cần hiểu những cố gắng săn việc của thân chủ là một cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp giúp ổn định cho cuộc sống của họ. Tư vấn viên có nhiệm vụ giúp cá nhân điểm lại kinh nghiệm lao động trong quá khứ, giúp họ hệ thống hóa lại những kinh nghiệm và kỹ năng sẵn có. Việc này giúp họ soạn ra một bản lịch sử kinh nghiệm lao động , vốn không chỉ giúp họ nhìn nhận ra giá trị đóng góp cho xã hội mà còn giúp họ tự tin hơn trong công tác đi tìm một công việc mới, thích nghi với hoàn cảnh hiện tại”, đại diện tỉnh Đoàn Thanh Hoá nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.