Phân bổ thời lượng môn học trong chương trình GD phổ thông mới như thế nào?

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Dành thời lượng thích đáng cho giáo dục thể chất

Trong Chương trình GDPT mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết so với chương trình hiện hành. Bên cạnh đó, ở cấp THPT, học sinh còn được học Giáo dục quốc phòng và an ninh, một môn học có tác dụng hỗ trợ giáo dục thể chất.

Thời lượng học các môn nghệ thuật ở tiểu học và THCS chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học. Ở THPT, thời lượng học mỗi môn học Âm nhạc, Mĩ thuật tương đương thời lượng học các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học.

Theo Ban soạn thảo, bố trí thời lượng học như trên là hợp lí nếu so với chương trình GDPT các nước OECD, Nhật Bản – những nước mà học sinh được học cả ngày ở trường, có điều kiện thuận lợi để bố trí thời lượng học nhiều hơn Việt Nam. Cụ thể như sau:

Ở các nước OECD, đối với học sinh 9-11 tuổi: Giáo dục thể chất – 9%; Nghệ thuật – 11%; đối học sinh 12-14 tuổi: Giáo dục thể chất – 8%; Nghệ thuật – 8%.

Ở Nhật Bản, thời lượng dành cho môn Giáo dục thể chất ở lớp 1 là 12%, ở các lớp còn lại là 10%; thời lượng dành cho môn Nghệ thuật và thủ công là 9% ở lớp 1; 8 % ở lớp 2; 7% ở lớp 3; 6% ở lớp 4; 5% ở lớp 5 và lớp 6, 4% ở lớp 7 và 3% ở lớp 8, lớp 9; môn Âm nhạc cũng được dành thời lượng tương đương.

Bố trí thời lượng tiếng Việt đảm bảo HS đọc thông viết thạo ở tiểu học

Trong Chương trình GDPT mới, ở cấp tiểu học, thời lượng dành cho môn Tiếng Việt là 1.505 tiết (trung bình 43 tiết/tuần), chiếm 31% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc; bằng thời lượng học trong chương trình hiện hành.

Chương trình GDPT dành thời lượng thích đáng cho việc học tiếng Việt ở cấp tiểu học, đặc biệt ở lớp 1, lớp 2 là để bảo đảm học sinh đọc thông viết thạo, tạo tiền đề học các môn học khác. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số thì việc có đủ thời gian học tiếng Việt trong những năm đầu đến trường càng quan trọng.

So sánh với chương trình nước ngoài, có thể thấy trong chương trình GDPT của bất cứ nước nào, thời lượng học tiếng mẹ đẻ/tiếng phổ thông, đặc biệt là ở cấp tiểu học, cũng chiếm tỉ lệ cao nhất.

Ví dụ: Chương trình GDPT của Nhật Bản (làm tròn số tiết):

Lớp

1

2

3

4

5

6

Tiếng Nhật (tỉ lệ %)

35%

33%

26%

25%

19%

19%

Tiếng Nhật (số giờ)

273,7

277,2

236,6

236,25

179,55

179,55

Tiếng Nhật (quy ra tiết)

469

475

406

405

308

308

Thời lượng học (số giờ)

782

840

910

945

945

945

Tổng thời lượng học Tiếng Nhật từ lớp 1 đến lớp 5 tương đương 2.063 tiết, nhiều hơn 523 tiết so với số giờ học Tiếng Việt ở 5 lớp tiểu học trong Chương trình GDPT mới của Việt Nam.

Chương trình GDPT của Hàn Quốc (làm tròn số tiết)

Lớp

1

2

3

4

5

6

Quốc ngữ (tỉ lệ %)

25%

28%

24%

21%

19%

19%

Quốc ngữ (số giờ)

207,5

238

236,64

207,06

206,72

206,72

Quốc ngữ (quy ra tiết)

356

408

406

355

354

354

Thời lượng học (số giờ)

830

850

986

986

1088

1088

Tổng thời lượng học Quốc ngữ từ lớp 1 đến lớp 5 tương đương 1.879 tiết, nhiều hơn 339 tiết so với số giờ học Tiếng Việt ở 5 lớp tiểu học trong Chương trình GDPT mới của Việt Nam.

Theo tài liệu Education at a Glance do OECD công bố năm 2011, tỉ lệ trung bình các nước dành cho học đọc, học viết trong chương trình các lớp 9 – 11 tuổi (tương đương lớp 4, lớp 5 và lớp 6 của Việt Nam) là 23%. Năm nước dành tỉ lệ học đọc, viết cao nhất là Hà Lan (32%), Pháp (30%), Mexico (30%), Hungary (29%), Iceland (29%). 

Nếu quy ra số giờ hoặc số tiết thì thời lượng dành cho học đọc, học viết ở tiểu học của các nước này cao hơn thời lượng trong Chương trình GDPT mới của Việt Nam. Trong khi đó, học sinh ở phần lớn các nước đã được học đọc, viết từ trường mầm non nên đã biết đọc, biết viết khá thành thạo khi vào lớp 1.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.