Trẻ em Việt trên bàn ăn
Nhiều bậc phụ huynh Việt biểu hiện giống như người phục vụ trên bàn ăn, nếu trong nhà có người lớn tuổi, thì họ càng giống như nhân viên trong “quán lẩu”.
Chắc hẳn chúng ta đều từng nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng như thế này:
– Các cụ hai tay run rẩy bưng chén cơm đến bàn, hết lần này đến lần khác dỗ cháu ăn.
– Bố mẹ bưng chén đuổi theo con.
– Bố mẹ không ngừng dỗ con ăn thêm.
Thế nhưng, trẻ em Việt có trẻ tỏ ra biết ơn, có trẻ thì có vẻ thản nhiên, cảm thấy những điều này là mình nên có được. Thậm chí nhiều trẻ em đã cho đây là lẽ dĩ nhiên hoặc vô cảm.
Trên bàn cơm, các bậc phụ huynh Hàn Quốc biểu hiện ra là bậc trưởng bối.
Ăn xong, các em còn phải quỳ ngay ngắn, kính trọng nói với các trưởng bối trên bàn ăn rằng: “Cảm ơn ông bà đã cho cháu một bữa ăn ngon ạ!”
Trẻ em Hàn Quốc tỏ ra biết ơn khi dùng bữa.
(Ảnh: Internet)
Trẻ em Mỹ trên bàn ăn
Các bậc phụ huynh Mỹ biểu hiện giống như bạn bè trong bữa ăn.
Khi con biết dùng muỗng, bố mẹ sẽ không đút cơm nữa.
Trẻ thích ăn gì, bố mẹ chỉ đưa ra lời khuyên, còn cuối cùng trẻ thích ăn thịt hay rau, bố mẹ sẽ không quản lý, con ăn nhiều hay ít, bố mẹ cũng để kệ.
Trong mắt người Mỹ, trẻ đã bắt đầu có thể tự chịu trách nhiệm, trẻ tự biết mình cần gì.
Khi ăn cơm, trẻ em Mỹ tỏ ra độc lập.
(Ảnh: internet)
Giáo dục trong gia đình nên xem trọng sự “giáo hóa”, chứ không phải là chỉ dạy bằng lời nói. Rất nhiều gia đình Việt thất bại trong việc dạy con không phải do người lớn không biết “nói”, mà là do không biết “giáo hóa” ra sao.
Hành vi trên bàn ăn là những bài học hữu hiệu và thường xuyên nhất trong gia đình, thế nhưng có rất nhiều gia đình Việt thiếu sót về những phương diện này.
Điều mà hầu hết các bậc phụ huynh Việt quan tâm chỉ là con có ăn no, ăn ngon hay không chứ không phải là con đã ăn đúng cách chưa, đã đúng lễ nghi chưa và đã biết ơn cha mẹ hay chưa.
Các bậc cha mẹ cần nhớ:
“Có thể thấy được nhân phẩm của một người từ cách ăn và thái độ trên bàn ăn”.