Phải làm gì khi con lì lợm?

Phải làm sao khi con lì lợm không chịu nghe lời cha mẹ? Các mẹ hãy tham khảo các cách dưới đây nhé!

Phải làm gì khi con lì lợm?

Nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn giữa tính lì lợm và bướng bỉnh của bé. Tuy nhiên, các nhà giáo dục Hoa Kỳ khẳng định rằng, cơ sở để phân biệt hai đặc điểm trên là dựa vào đặc điểm cá nhân của bé.

Lì lợm là thuộc tính đặc trưng của cá thể trong khi bướng bỉnh nằm trong những yếu tố phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Ví dụ, trường hợp bé bướng bỉnh, muốn chống đối là khi bé giận dỗi hoặc bị bạn ép buộc làm một việc gì đó. Trong khi bé lì lợm phần lớn là vì “bản chất tự nhiên”.

phai lam gi khi con li lom 1
Quát tháo không phải là cách giải quyết khi trẻ lì lợm.

Bố mẹ có thể làm gì khi con lì lợm?

Trước tiên hãy cố tìm hiểu lý do khiến trẻ bất hợp tác. Có phải là trẻ chỉ phản kháng với quyết định này của bạn, hay là trẻ có vẻ phản kháng với tất cả những gì bạn dạy dỗ?

Thỉnh thoảng, kiểu đối kháng này là tín hiệu cho những vấn đề nghiêm trọng hơn trong việc giáo dục ở nhà. Trong trường hợp này, bạn cần phải thấy được căn cơ trong thái độ đối nghịch của bé.

Hãy cố gắng làm rõ và giảm bớt những tình huống có thể khiến trẻ trở nên bất hợp tác. Nếu con bạn có khuynh hướng làm lơ hoàn toàn những gì bạn yêu cầu khi nó chơi với một vài bạn cụ thể nào đó, bạn cần phải hạn chế việc giao du của trẻ với bạn đó trong một thời gian.

Và nếu như trẻ khó nhớ được quy định về nhà trước 8 giờ tối vì tính hay quên, bạn có thể sửa lại qui định cho dễ nhớ hơn như: "Không ở ngoài đường sau giờ ăn tối" cho đến khi nào trẻ tỏ ra tuân thủ qui định này.

Nếu mức độ lì lợm của bé ở giới hạn cho phép, bạn có thể kiên trì uốn nắn bé theo hướng tích cực. Bạn có thể tăng cường những hoạt động bé yêu thích như không tắt tivi trong lúc bé đang xem hoạt hình, không ép bé ăn rau, ăn cá…

Đừng làm to chuyện cho từng hành động bất hợp tác. Bằng không bạn sẽ có khuynh hướng khuyến khích trẻ lì hơn. Cố gắng kiểm soát và quản lý trẻ thật gắt gao thì cũng giống như "vẫy cờ đỏ trước mũi con bò tót". Bằng cách này, chính bạn đang nhen nhóm và khiến trẻ tìm cách phản kháng, nổi loạn hơn.

phai lam gi khi con li lom

Hãy rộng rãi những lời khen khi trẻ vâng lời. Động viên, khuyến khích và khen ngợi không chỉ khiến trẻ tiếp tục vâng lời, mà còn giúp củng cố mối nối kết giữa bạn và con.

Đừng để những hành vi ương bướng của trẻ khiến bạn bực mình và nhượng bộ. Nếu không, trẻ sẽ tiếp tục cứng đầu, đơn giản chỉ vì trẻ hiểu được rằng bằng cách đó trẻ sẽ khiến bạn thỏa hiệp với yêu cầu của nó để đỡ phiền phức.

Đừng ngại tìm kiếm những hỗ trợ bên ngoài nếu thái độ của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Nếu trẻ tỏ ra hung hăng và phá hoại để biểu hiện trạng thái bực tức của nó hay thậm chí nhen nhóm ý định tự sát, bạn cần phải uốn nắn những hành vi này càng sớm càng tốt trước khi trẻ bước vào giai đoạn thiếu niên, vì tuổi thiếu niên chính là một lứa tuổi có nhiều khó khăn và hay nổi loạn.

Nếu bạn muốn hướng bé đến một hành vi tốt, nên giải thích kỹ càng lý do cho bé. Chẳng hạn, bé phải rửa tay trước khi ăn nếu không bé sẽ bị đau bụng… Thi thoảng, bạn cũng nên để cho bé tự làm theo ý thích của mình.

Nếu bạn nhắc đến giờ đi ngủ mà bé vẫn ngồi bất động chơi ôtô và cố tình “không thèm” trả lời bạn, bạn thử mặc kệ bé. Nói với bé rằng cha mẹ sẽ đi ngủ trước, sau đó, bạn vờ tắt đèn, vào phòng, khép cửa lại, bé sẽ có cảm giác như “bị bỏ rơi” nên nhanh chóng chạy theo chân bạn.

Tuyệt đối không quát mắng, đánh đòn thái quá: Bé lì lợm phần nhiều do bản chất. Vì thế, những hành vi như mắng mỏ, đánh đập sẽ làm bé “chai sạn” hơn. Không những không sợ, bé sẽ càng ngày càng tỏ ra cứng đầu, khó bảo hơn.

Nếu bé có những biểu hiện lầm lì bất thường, chậm hoặc kém phản ứng với những yêu cầu của cha mẹ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Theo Phununews.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ