Phái cử thực tập sinh đi Nhật Bản: cơ hội mới cho những thanh niên nghèo

GD&TĐ - Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka, Nhật Bản vừa ký thoả thuận hợp tác về việc phái cử thực tập sinh. Đây được xem là cơ hội mới cho những sinh viên nghèo có ý chí vươn lên.

Ký kết thoả thuận hợp tác giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka (ảnh nguồn molisa)
Ký kết thoả thuận hợp tác giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka (ảnh nguồn molisa)

Thỏa thuận hợp tác phái cử thực tập sinh nhằm góp phần giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành điều dưỡng, hộ lý và thúc đẩy giao lưu hợp tác lao động, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản.

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, từ năm 2012 trên cơ sở kết quả của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, Bộ LĐ-TBXH giao Cục Quản lý lao động ngoài nước thí điểm thực hiện, tuy nhiên số lượng phái cử của chương trình này mỗi năm không nhiều.

Tháng 6/2017, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ LĐ-TB&XH đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) với Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản và chính thức có hiệu lực từ 1/11/2017. Đây chính là cơ sở cho việc phái cử thực tập sinh hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản.

Ngày 1/7/2019 vừa qua, tại Tokyo, Nhật Bản, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tư pháp Nhật Bản đã trao nhau Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng Chương trình “lao động kỹ năng đặc định” với mục đích tăng cường bảo hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phái cử, tiếp nhận lao động đặc định trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của hai nước.

Theo quy định của Nhật Bản, ngành hộ lý cũng là 1 trong 14 ngành nghề được chính phủ Nhật Bản xét visa tư cách đặc định. Vì vậy, việc hợp tác giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka theo nguyên tắc phi lợi nhuận, sẽ là cơ hội cho những sinh viên nghèo có ý chí phấn đấu, thực tập sinh hộ lý đã đào tạo cơ bản tại Việt Nam được sang thực tập tại Nhật Bản với chi phí thấp, có điều kiện nâng cao tay nghề, chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội được làm việc dài hạn tại Nhật Bản với mức thu nhập khá, ổn định.

Những thực tập sinh này sau khi hoàn thành chương trình về nước cũng sẽ đóng góp vào nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ở trong nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.