Phải ‘chuyển khẩu’ khỏi sân Hàng Đẫy, CLB Thể Công Viettel 'cầu cứu' VFF

GD&TĐ - CLB Thể Công Viettel tốn thêm rất nhiều chi phí sau khi buộc buộc phải ‘chuyển hộ khẩu’ khỏi sân Hàng Đẫy và đã đề nghị VFF hỗ trợ.

UBND TP Hà Nội hôm qua (19/7) quyết định buộc CLB Thể Công Viettel phải ‘chuyển hộ khẩu’ khỏi sân Hàng Đẫy kể từ mùa giải 2024-2025.

Quyết định được đưa ra sau cuộc làm việc giữa UBND TP Hà Nội với đại diện của CLB Thể Công Viettel, Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội.

Thể Công Viettel và Hà Nội FC cùng thuê sân Hàng Đẫy để làm sân nhà từ năm 2019 tới mùa 2023 có thêm Công an Hà Nội.

Tuy nhiên, theo quy định của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), mỗi sân vận động chỉ cho phép tối đa hai CLB sử dụng nhằm tránh bị quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn các trận đấu.

Vì thế, để đáp ứng quy định, bắt buộc một trong ba đội bóng này phải ‘chuyển khẩu’ và CLB Thể Công Viettel phải rời đi.

Thecong.jpeg
Thể Công Viettel không sử dụng sân Hàng Đẫy làm sân nhà ở mùa giải 2024-2025.

Đại diện đội bóng quân đội cho biết, việc phải tìm sân mới để thi đấu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới họ khi mùa giải chỉ còn chưa tới hai tháng nữa sẽ khởi tranh. Đội bóng này đang đề nghị Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tìm cách hỗ trợ.

Thể Công Viettel dự định thuê sân Mỹ Đình để thi đấu nhưng mức giá thuê rất đắt đỏ vào khoảng 12 tỷ đồng/năm, sẽ ảnh hưởng tới ngân sách hoạt động của đội.

Hiện tại đội bóng quân đội có thể phải tính đến phương án chọn sân Hà Đông hoặc Thanh Trì làm sân nhà.

Sân Hà Đông được cho là phù hợp nhất với Thể Công Viettel, nhưng cũng đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu để thi đấu V-League. Sân này có sức chứa khoảng 3.000 chỗ ngồi nhưng chỉ còn 320 ghế và không có giàn đèn chiếu sáng.

Điều này cũng không đáp ứng được quy định bởi sân tổ chức V-League phải có sức chứa tối thiểu 10.000 chỗ, khán đài A, B phải được lắp ghế ngồi đầy đủ cùng hệ thống đèn chiếu sáng tối thiểu là 1.200 lux.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.