Pakistan dùng “cơn sóng thần tỉ cây xanh” để đối phó với biến đổi khí hậu

GD&TĐ - Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã khai trương dự án “Cơn sóng thần 10 tỉ cây xanh” trong một nỗ lực trống tối thiểu 10 tỉ cây trong vòng 5 năm nhằm khôi phục lại rừng của quốc gia này, chống lại hiệu ứng của sự nóng lên toàn cầu.

Pakistan sẽ trồng nhiều cây xanh để đối phó với hiệu ứng nóng lên toàn cầu
Pakistan sẽ trồng nhiều cây xanh để đối phó với hiệu ứng nóng lên toàn cầu

Ngoài việc tạo ra khí oxy cho môi trường, những cây trên sẽ bảo vệ đất đai của Pakistan bằng cách giảm nguy cơ lũ lụt từ những tảng băng tan ra tại quốc gia có những rặng núi nổi tiếng này.

Sau khi đảng của ông chiến thắng tại Quốc hội, ông Khan đã thành lập đảng trung tâm PTI vào năm 1996 với cam kết giải quyết thất nghiệp, nghèo đói và tham nhũng ở đất nước này, đồng thời cải cách ngành công an, tập trung vào các vấn đề y tế, giáo dục.

Mặc dù môi trường không phải là một chủ đề quan trọng trong bầu cử, Pakistan là quốc gia dễ bị tổn thương thứ 7 trên thế giới trước biến đổi khí hậu – theo một tổ chức nghiên cứu của Pakistan.

Theo đảng PTI của ông Khan, nhiệt độ tăng lên, hạn hán, lũ lụt và lượng mưa bất thường đã khiến Pakistan tốn từ 6 tới 14 tỉ USD tiền cứu trợ và phục hồi kinh tế - hãng tin NBC cho hay.

Trước đó, đảng của ông Khan cũng có những bước đi nhằm khôi phục cây xanh trong nước. Từ năm 2014 và 2017, ông Khan đã dẫn đầu dự án hồi phục “Tỷ cây xanh” bao phủ khoảng 865.000 hecta tại tỉnh Kyber Pakhtunkhwa.

“Dự án trên đã khôi phục lại khu vực bị phá rừng trước đó một cách tự nhiên, nó sẽ đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho việc thích nghi với khí hậu tại tỉnh dễ bị tổn thương” – ông Muhammad Tehmasip – giám đốc dự án “Cơn sóng thần tỉ cây xanh” cho biết năm 2017.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.